Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sổ tay Như Ngọc
   2009-08-07 17:22:32    cri

Ngày 2 tháng 8

Khâm Châu tràn đầy sức sống

Trưa ngày 2 tháng 8, đoàn phóng viên đã có mặt tại thành phố Khâm Châu. Sau một chặng đường dài từ Đông Hưng tới Khâm Châu, mặc dù trời rất oi bức, đoàn lập tức bắt tay ngay vào công việc phỏng vấn tại Khâm Châu.

Khâm Châu ở vào vị trí trung tâm ven biển phía Nam Quảng Tây, là điểm kết hợp vành đai kinh tế Hoa Nam, kinh tế Tây Nam với vành đai kinh tế ASEAN. Là giao điểm gần nhất để khu vực Tây Nam Trung Quốc đi ra thế giới cũng như kết nối giữa Trung Quốc với ASEAN. Khâm Châu có 1400 năm lịch sử và có bề dày nhân văn sâu sắc. Thành phố Khâm Châu nhà cao san sát, đường cao tốc và đường tàu hỏa ngang dọc hiện đại, là đầu mối giao thông khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây. Khâm Châu có tài nguyên du lịch đặc sắc, rừng xanh, biển biếc và cá heo năm màu đã được đưa vào danh sách thành phố du lịch đặc sắc của Trung Quốc. Cảng Khâm Châu là một cảng có thể tránh gió, hơn nữa lại là cảng nước sâu có hơn 200 chỗ có thể xây dựng điểm cập cảng cho tàu từ 10 nghìn tấn tới 300 nghìn tấn. Chính nhờ có ưu thế như vậy mà hơn 80 năm trước, nhà cách mạng dân chủ Tôn Trung Sơn đã có tầm nhìn nhạy bén quy hoạch cảng Khâm Châu thành cảng lớn nhất miền Nam Trung Quốc. Khi thăm cảng Khâm Châu, đoàn phóng viên chúng tôi đã chụp ảnh kỷ niệm trước tượng Tôn Trung Sơn ở Công viên Tiên Đảo. Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn, Chủ tịch tỉnh Trương Hiểu Khâm nói: Trung Quốc và Việt Nam rất gần gũi, đồng chí đã đến thăm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, cảng Khâm Châu đang có kế hoạch hợp tác với Đà Nẵng, Hải Phòng và Sài Gòn. Trong tương lai có thể sử dụng cảng Khâm Châu và Đà Nẵng nối với Xin-ga-po để chuyển hàng tới các nước ASEAN khác. Hiện nay, Khâm Châu và Việt Nam đã có nhiều dự án hợp tác về xuất nhập khẩu trong máy móc nông nghiệp, phân bón, than, cao su, sắn. Cùng với việc phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây, Khâm Châu cũng đang trở thành tuyến đầu hợp tác quốc tế và khu vực. Tới thăm Khu cảng ngoại quan Khâm Châu, cả đoàn chứng kiến một công trường khổng lồ đang thi công hối hả, dự kiến cuối năm nay Khu cảng ngoại quan sẽ đi vào hoạt động, lúc đó Khâm Châu sẽ càng phát huy vai trò là điểm kết nối Trung Quốc với Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Hiện nay, môi trường đầu tư của Khâm Châu đang ngày càng hoàn thiện, lấy ASEAN là mặt bằng tích cực triển khai hợp tác, thu hút đầu tư và đi ra thế giới, thăm cảng Khâm Châu, nhìn thấy những con tàu khổng lồ của Pa-na-ma và các nước khác đang đỗ trong cảng chờ bốc dỡ hàng, nhất là khi nhìn thấy con tàu Hoà Bình của Việt Nam cũng vừa cập cảng, lòng tôi trào dâng một tình cảm tự hào về quê hương, tàu Việt Nam đã có mặt ở Khâm Châu chứng tỏ sự hợp tác giữa Khâm Châu và Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển.

Khi thăm Tam Tuyên Đường được vào xây vào năm 1981, là nơi ở cũ của anh hùng dân tộc Lưu Vĩnh Phúc, người đã được vua nhà Nguyễn Việt Nam phong chức Đề đốc Tam Tuyên vì đã giúp Việt Nam giành thắng lợi trong trận đọ sức với quân Pháp ở Ô Cầu Giấy, Hà Nội, cả đoàn đều cảm động trước tấm lòng trung kiên, yêu thương đùm bọc dân tộc của vị anh hùng dân tộc Lưu Vĩnh Phúc.

Buổi tối, ngắm cảnh đêm của thành phố Khâm Châu từ trên tầng 24 khách sạn 5 sao Cá heo trắng của Khâm Châu, tôi cảm nhận được sức sống bừng bừng của Khâm Châu, một thành phố hiện đại, mang đậm đặc sắc Trung Hoa.

Hiện nay, Khâm Châu đã có hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến đại học. Học viện Khâm Châu là trường đại học duy nhất của khu vực duyên hải Quảng Tây, ngoài ra còn có Học viện hướng nghiệp quốc tế Anh Hoa, trong tương lai Trường đại học Vịnh Bắc Bộ sẽ được thành lập ở Khâm Châu, tôi tin chắc rằng, đến lúc đó triển vọng hợp tác giữa Khâm Châu với Việt Nam và các nước ASEAN sẽ ngày càng rộng mở.

Ngày 3 tháng 8


1 2 3 4 5 6 7 8