Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sổ tay Như Ngọc
   2009-08-07 17:22:32    cri

Ngày 30 tháng 7

Thăm thôn Bản Giá

Rời Trung tâm hành chính thành phố Sùng Tả, đoàn phóng viên chúng tôi xuống thăm thôn Bản Giá, huyện Đại Tân, một thôn dân tộc Choang áo ngắn nằm cách thành phố Sùng Tả khoảng 50 ki-lô-mét.

Thôn Bản Giá là một thôn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Choang của Quảng Tây. Thôn nằm trong vùng thung lũng xung quanh là núi rừng bao bọc. Đường vào thôn là những cánh đồng lúa đang lên xanh mơn mởn, đàn trâu béo mập đang gặm cỏ dưới chân núi, bên cạnh là đầm nước xanh có đàn vịt tung tăng bơi lội. Đoàn xe của phóng viên vừa vào tới cổng làng đã nghe thấy tiếng hát đón khách của những chàng trai cô gái dân tộc Choang. Những chàng trai cô gái trong những bộ quần áo dân tộc Choang ngày hội gần giống như quần áo của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam, cũng là váy xòe, chân cuốn xà cạp, đầu đội khăn thêu. Đón đoàn là cụ Nông Đình Hưng, nghệ nhân của làng. Cụ dẫn đoàn vào thăm ngôi nhà của bà con dân tộc Choang. Ngôi nhà được làm bằng gỗ, rất cao và thoáng mát, xung quanh nhà là những hàng nhãn trĩu quả, trước cửa nhà được đặt những khung cửi dệt vải. Cụ nhiệt tình giới thiệu với khách về phong tục đón khách truyền thống của địa phương, vừa hát vừa mời khách uống rượu. Chủ nhà mang ra một bình rượu được cất bằng nếp mới, sau đó mời từng thành viên trong đoàn uống rượu. Biết tôi đến từ Việt Nam, ba thiếu nữ thay nhau mời rượu. Cụ Hưng nói với tôi rằng, thôn Bản Giá chỉ cách Cao Bằng Việt Nam khoảng 5 ki-lô-mét. Cứ đến ngày lễ tết là bà con hai bên biên giới Trung-Việt lại đi thăm và chúc tết lẫn nhau, cùng nhau uống rượu, cùng nhau ca hát. Bên Việt Nam cũng cử đoàn ca nhạc sang bên này biểu diễn, cụ đã được nghe ca sĩ Việt Nam Trung Đức hát và rất thích giọng hát của anh. Hiện nay, ở thôn Bản Giá cũng có bán rất nhiều đĩa băng ca nhạc Việt Nam. Hàng năm, hai bên biên giới Trung-Việt vẫn thường xuyên trao đổi các đoàn văn nghệ dân gian. Đoàn hát Thiên Cầm của Long Châu cũng đã sang biểu diễn ở Cao Bằng và Lạng Sơn Việt Nam, rất được bà con bên Việt Nam nồng nhiệt hoan nghênh. Trong chuyến đi này, tôi còn may mắn được tham quan Làng dân tộc Choang áo dài và được nghe biểu diễn đàn Thiên Cầm. Cách thức biểu diễn của đàn Thiên Cầm rất giống với hát Then của đồng bào dân tộc Tày Cao Bằng, Lạng Sơn Việt Nam. Cụ Hưng còn nói: đến cả hình thức phúng viếng đám hiếu của bà con dân tộc Choang bên này cũng giống bà con dân tộc Tày ở bên Việt Nam. Vừa nghe cụ giới thiệu, vừa thưởng thức những chén rượu nếp mới khiến lòng tôi ngây ngất. Lúc đó, các cô gái mang ra một nong xôi vừa đồ nóng hôi hổi, các chàng trai bê một chiếc cối bằng gỗ rất to ra sân chuẩn bị giã bánh dầy, cụ Hưng giới thiệu gạo nếp ngâm nước cho nở, cho vào chõ đồ chín, sau đó, cho vào cối giã mịn, làm thành bánh dầy. Tôi thấy rất giống với bánh dầy Việt Nam. Chỉ có khác là bánh dầy Trung Quốc có nhân làm bằng lạc rang giã nhỏ sào với đường đỏ, còn bánh dầy của Việt Nam thường làm bằng nhân đậu xanh. Trong lúc xem giã bánh dầy, tôi tranh thủ tìm hiểu nghệ thuật dệt vải của bà con dân tộc Choang. Cô gái Choang xinh đẹp đứng cạnh tôi mặc bộ váy áo còn rất mới giới thiệu bộ váy áo này do cô tự làm lấy, bà con trong làng vẫn có truyền thống trồng bông, tự dệt vải, tự cắt may, hiện nay, trong làng có rất nhiều máy cán bông, khung cửi dệt vải, guồng quay sợi hoàn toàn thủ công. Cụ Hưng còn nói, đi thăm bà con bên Cao Bằng ở bên kia thác Bản Dốc cũng thấy bà con dệt vải, làm bánh dầy và ăn cơm xôi ngũ sắc, làm cơm lam giống như bên này. Về phong tục tập quán cũng như văn hóa của đồng bào hai bên biên giới đều rất giống nhau. Cụ Hưng và bà con thôn Bản Giá mời đoàn chúng tôi ăn những chiếc bánh dầy vừa giã, vẫn còn âm ấm và xôi ngũ sắc vừa mới đồ xong.

Chia tay bà con thôn Bản Giá sau khi thưởng thức tiết mục ca múa do bà con biểu diễn, chúng tôi ra về trong tiếng hát tiễn khách, lòng tôi trào dâng tình cảm gia đình lưu luyến, phải chăng chính từ những nét đẹp văn hóa, và phong tục gần giống nhau như vậy trong biết bao năm qua đã hun đúc lên tình cảm hữu nghị anh em mặn nồng giữa hai nước, mong sao những truyền thống văn hóa này được giữ gìn và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau.

Ngày 31 tháng 7


1 2 3 4 5 6 7 8