Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sổ tay Như Ngọc
   2009-08-07 17:22:32    cri

Ngày 31 tháng 7

Sông biên giới Quy Xuân

Ngày hôm nay, đoàn chúng tôi tiếp tục hoạt động tại huyện Đại Tân. Ngay từ sáng sớm, xe đã đưa đoàn tới thăm thác Đức Thiên, một thác nước xuyên biên giới nằm trên con sông Quy Xuân, ranh giới phân chia hai nước Trung-Việt.

Trong hành trình lần này, con sông Quy Xuân cũng là một điểm đến khiến tôi mong đợi. Vì đến đây có thể cảm nhận được dòng sông đã được miêu tả trong bài hát "Việt Nam-Trung Hoa" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Quả là như vậy, khi đặt chân tới thác Đức Thiên, nhìn dòng sông Quy Xuân đang trong mùa mưa, nước đầy ăm ắp, bên kia bờ sông là đất nước Việt Nam thân yêu của tôi với những cây đa râm mát, những rặng tre xanh bát ngát, trong lòng tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Hai bên bờ sông này, nhân dân hai nước có thể nhìn thấy nhau và nghe được tiếng nói của nhau, bà con dùng bè tre làm phương tiện đi lại, buôn bán hai bên bờ sông. Tôi gặp vài chiếc bè tre chở thuốc lá và nước hoa đi bán, chào hỏi bà con Việt Nam đang buôn bán trên sông không cảm thấy có sự cách ngăn của biên giới. Cô hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, thông thường vào ngày 2, 5, 8 là ngày phiên chợ bà con bên Việt Nam thường sang Trung Quốc mua bán hàng hóa, phương tiện đi lại bao nhiêu đời nay vẫn là những chiếc bè tre mộc mạc. Bà con thôn Bản Giá Trung Quốc và bà con bên Bản Dốc Việt Nam cũng thường xuyên qua lại thăm hỏi mỗi dịp lễ tết, tình cảm thân thiết như một nhà. Đứng bên con sông Quy Xuân, ngắm nhìn thác Đức Thiên, nước cuồn cuộn đổ từ trên cao xuống. Bên kia bờ sông là thác Bản Dốc đứng sừng sững bên cạnh thác Đức Thiên. Nước hai ngọn thác của Trung Quốc và Việt Nam cùng đổ vào dòng sông Quy Xuân, rồi chảy về xuôi, tôi nghĩ thiên nhiên kỳ diệu biết bao nhiêu. Đi theo con đường lát đá, ngược lên đỉnh thác, đoàn chúng tôi đến thăm một chợ biên giới, ở đó có cột mốc phân chia ranh giới hai nước Trung-Việt, chỉ một cột mốc một mặt là Trung Quốc, một mặt là Việt Nam, thì ra biên giới ở đây khoảng cách rất gần gũi. Ở đây người Trung Quốc và người Việt Nam có thể đi lại tự do buôn bán, tôi xem các mặt hàng của bà con thuộc khu chợ Trung Quốc, trong đó có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam, như thuốc lá, dầu cao Bạch Hổ, dép B' tít, dép nhựa, mít sấy khô...

Còn hàng hóa của bà con bên chợ Việt Nam thì có hoa quả, thịt lợn, gà vịt, rượu nếp, bánh đậu xanh...Gặp hai cô gái người Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng đang bán chè xanh đá tại chợ, tôi hỏi thăm hai cô làm ăn có khấm khá không? Hai cô nói cũng tàm tạm. Các cô bảo bà con bên Trung Quốc tốt lắm, không có phân biệt đối xử với người Việt Nam. Nhìn cảnh buôn bán trật tự của bà con hai bên, khách hàng phần lớn là những người đến tham quan du lịch ở thác Đức Thiên, tất cả mọi người đều có thể tự do đi lại giữa hai đất nước trong một không gian núi rừng hùng vĩ, tôi nghĩ đây cũng thật là một sự diệu kỳ.

Đứng bên dòng sông Quy Xuân, bài hát Việt Nam-Trung Hoa với lời "anh nhìn sang đấy, tôi nhìn sang đây, sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng" là cảm nhận chung về tình hữu nghị Trung-Việt của tất cả mọi người trong đoàn, thế là cả đoàn cùng say sưa hát bài "Việt Nam-Trung Hoa", lúc đó, phóng viên hệ FM Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đang đưa tin trực tiếp về hoạt động của đoàn, tiếng hát đã lập tức được đưa lên sóng phát thẳng. Như vậy, thính giả khắp nước Trung Quốc đều có thể cùng cảm nhận tình cảm hữu nghị của nhân dân biên giới hai nước Trung-Việt cùng uống nước chung một dòng sông.

Ngày 1 tháng 8

 

1 2 3 4 5 6 7 8