Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-02-08 18:24:10    
MÂM CỖ TẾT ĐẦU TIÊN MỪNG XUÂN ẤT DẬU

cri

Ánh: Anh Đào Ngọc Chương mới nhậm chức tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc mới nửa năm, cho nên lời chúc của anh không tách rời với kinh tế:

Tham Tán Đào Ngọc Chương: Nhân dịp năm mới tôi xin chúc nhân dân hai nước chúng ta kề vai sát cánh, cùng nhau thực hiện tốt những nhiệm vụ, nghị quyết mà hai Đảng đã đề ra, và thực hiện tốt những phương châm mà lãnh đạo hai nước đã đề ra.

Ánh: Những lời chúc trên đây đều gói gọn tình cảm của những người xa nhà đối với quê hương.

Ánh: Anh Sơn ơi, Tết ở Việt Nam vui lắm anh nhỉ? Đã lâu lắm rồi Ngọc Ánh không có dịp chứng kiến cảnh Tết ở Việt Nam rồi.

Sơn: Đúng thế, Tết ở Việt Nam vui lắm. À thế này nhé...

Ánh: Sao anh?

Sơn: Hay là tôi đọc bài viết của bạn Phan Văn Phúc ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình nói về cảnh đón Tết ở Việt Nam nhé. .

Ánh: Vâng, cứ vào dịp giáp Tết hằng năm là Đài chúng tôi lại nhận được khá nhiều bài viết bài thơ của các bạn thính giả nhiệt tình gửi đến góp vui. Mà Ngọc Ánh xin đề nghị là chúng ta vừa nghe bài hát "Xuân đến Hà nội" của tác giả Vũ Mão vừa nghe anh kể nhé:

Sơn: Tết Nguyên Đán là to hơn cả các Tết trong một năm. Trước ngày Tết, nhà nào nhà ấy nhộn nhịp sắm Tết, nào mua tranh mua pháo, nào mua vàng hương mã mùng, đường mứt bánh trái v,v ... Cách Tết một vài hôm, ai nấy dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ thờ. Dán câu đối đỏ. Nửa đêm 30 tết, ở thành phố nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa, ở thôn quê thì các xóm cúng tế giao thừa tại nơi điếm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Sáng mồng 1 thì làm cỗ cúng Gia tiên, thổ công, Táo quân, Nghệ Sư v,v... nhất định phải có bánh chưng, cá kho, giò chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ Tết. Trong những ngày Tết ăn nói phải giữ gìn, phải lịch sự, bằng không thì dễ rông cả năm. Không được hốt rác đổ đi, mà vun vào một só đợi ba hôm động thổ mới đem đổ. Cúng gia tiên xong, con cháu trong nhà ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ thì mừng tuổi con cháu bằng tiền mừng tuổi, thường gọi là Lỳ xì. Và rồi anh em, họ hàng, người quen thuộc đến lẫn nhà nhau để chúc tết. Riêng thành phố Hà Nội chỗ ngồi chơi thế nào cũng có vài củ thủy tiên, một vài chậu cúc hay vài chậu cam quất. Có nhà ăn Tết một hôm, có nhà ăn tết ba hôm hoặc bảy hôm. Nhưng phần lớn là ba hôm. Mồng hai Tết trở đi, người thì đi xuất hành hoặc du lịch xa, người đi hái cành hoa về cài vào cửa gọi là đi hái lộc, người làm quan thì chọn ngày khai ân, học trò thì chọn ngày khai bút, nhà buôn bán thì chọn ngày mở hàng. Trăm công nghìn việc đều bắt đầu từ đó.

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11