Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
Ra Bắc vào Nam ăn tết Nguyên Đán
   2007-02-23 20:19:30    cri

Nghe Online

Nữ: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với chương trình đặc biệt mừng xuân Đinh Hợi của hai tiết mục "Vườn văn hóa" và "Hướng dẫn du lịch", tôi là Duy Hoa. Nhân dịp năm mới, Duy Hoa xin chúc quý vị và các bạn năm mới vui vẻ.

Nam: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Nguyễn Thanh, Nguyễn Thanh xin chúc quý vị và các bạn an khang, thành đạt.

Nữ: Tiết mục "Hướng dẫn du lịch" của Nguyễn Thanh là một tiết mục được nhiều thính giả ưa thích, còn tiết mục do Duy Hoa dẫn là "Vườn văn hóa", trong chương trình đặc biệt hôm nay, Duy Hoa và Nguyễn Thanh sẽ tập hợp hai tiết mục này, hướng dẫn quý vị và các bạn đến thăm các địa phương Trung Quốc để tham quan, thưởng thức phong cảnh tươi đẹp, tìm hiểu phong tục tập quán ăn tết đặc sắc của các địa phương Trung Quốc.

Nam: Vâng, chủ đề của chương trình đặc biệt hôm nay là "Ra Bắc vào nam ăn tết Nguyên Đán".

Nữ: Thưa quý vị và các bạn, Trung Quốc có diện tích lãnh thổ rộng 9,6 triệu ki-lô-mét vuông, là một quốc gia tương đối rộng lớn, các địa phương có phong cảnh và phong tục tập quán đặc sắc riêng.

Nam: Người Trung Quốc thường chia đất nước của mình thành 7 khu vực, lần lượt là khu vực Đông Bắc, khu vực Hoa Bắc, khu vực Tây Bắc, khu vực Tây Nam, khu vực Hoa Trung, khu vực Hoa Đông và khu vực Hoa Nam.

Nữ: Trong chương trình đặc biệt hôm nay, Duy Hoa và Nguyễn Thanh sẽ lần lượt giới thiệu thành phố đại diện cho 7 khu vực này, dẫn quý vị và các bạn đi du ngoạn, đi tìm hiểu phong tục tập quán ăn tết đặc sắc.

Nam: Một ngày thăm 7 thành phố đặc sắc của Trung Quốc, chúng ta hình như có kỹ năng biến hóa một cái là có thể vượt xa 108 nghìn dặm như Tôn Ngộ Không trong bộ tiểu thuyết "Tây Du Ký", thật là phấn khởi.

Nữ: Làn sóng điện cho phép chúng ta có kỹ năng đi nhanh như thế! Chúng ta hãy khởi hành ngay lập tức nhé, trạm dừng chân đầu tiên của chúng ta là thành phố Cáp Nhĩ Tân ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc.  

Nam: Người Trung Quốc đều nói, Cáp Nhĩ Tân là một thành phố băng tuyết, vì Cáp Nhĩ Tân nằm ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, là tỉnh lỵ tỉnh Hắc Long Giang, trong một năm có khoảng nửa năm là mùa đông giá rét. Khi ăn tết, ở đây nhiệt độ thường là âm 10 độ.

Nữ: Thật là rét! Nhưng, khí trời rét buốt cũng chính là đặc sắc của thành phố Cáp Nhĩ Tân, ở Cáp Nhĩ Tân đâu đâu cũng có tác phẩm nghệ thuật điêu khắc băng.

Nam: Duy Hoa này, thời tiết lạnh như vậy, thế thì khi ăn tết, người Cáp Nhĩ Tân có phải chỉ ở trong nhà, không ra ngoài?

Nữ: Tất nhiên không phải, khi ăn tết, người Cáp Nhĩ Tân nhất định phải ra ngoài đi xem đèn băng.

Nam: Đèn băng là một loại nghệ thuật dân gian chỉ có ở miền Bắc Trung Quốc, cho đến nay đã có hơn 100 năm lịch sử. Được biết, trước kia, ngư dân sống ở hai bờ sông Tùng Hoa thường đục bỏ phần nước đá ở giữa thùng khi nước trong thùng chưa đóng băng, rồi đặt một ngọn nến vào đó, dùng để chiếu sáng ban đêm khi đào băng trên sông đóng băng để đánh cá, đây là đèn băng nguyên thủy nhất.

Nữ: Hiện nay, đèn băng không phải chỉ dùng để chiếu sáng, mà đã trở thành tác phẩm nghệ thuật. Hình dáng của đèn băng vừa có cụm kiến trúc cỡ lớn hoành tráng, vừa có đồ tinh xảo với thể tích nhỏ; còn có nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc và nước ngoài từ xưa đến nay được chạm trổ sinh động như sống, lại có hoa, lá, cây, cỏ muôn hình muôn vẻ và những tạo hình động vật sống động như thật v.v. Rất thu hút ánh mắt của mọi người.

Nam: Nguyễn Thanh và Duy Hoa vừa giới thiệu xong đèn băng đặc sắc của Cáp Nhĩ Tân, bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu phong tục ăn tết của người dân khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Trước kia, ở khu vực Đông Bắc, hầu như các lễ từ biệt năm cũ, đón chào năm mới, cầu mong tốt lành, hạnh phúc đều tổ chức vào đêm giao thừa, khi đó, cả gia đình đều phải mặc áo mới.

Nữ: Trước tiên, cả gia đình tế ông tổ, khấu đầu trước bài vị tổ tiên, có nghĩa là từ biệt năm cũ. Sau đó, cả gia đình đoàn tụ, cùng ăn cơm đêm giao thừa, món ăn nhất thiết phải phong phú, ngụ ý trong năm mới cả gia đình có cơm no áo ấm, sự nghiệp thành đạt. 

Nam: Sau bữa cơm đêm giao thừa, các trẻ em rắc cành cây vừng đầy vườn, mọi người đi trên cành cây vừng phát ra tiếng xào xạt, phong tục này được gọi là "Đạp Tuổi", có nghĩa là từ biệt năm cũ, đón chào năm mới.

1 2 3 4 5 6 7