Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-17 16:49:07    
Chuyện kể về Rồng

cri

Trong thời kỳ nhà Hạ, Thương, Chu, hình ảnh của Rồng tương đối thống nhất so với trước, phần lớn đầu Rồng đều có sừng, miệng há rộng. Không có chân và có chân cùng tồn tại. Hình thức đa dạng nhưng phần đầu cơ bản thống nhất. Đây có thể nói là kết quả của sự hội nhập về dân tộc và văn hoá.

Thời kỳ Tây Hán, hình ảnh của Rồng đã tương đối thống nhất, thường đều có chân, có móng, có vẩy, sừng dài và có râu. Phần lớn đều có hình thù gần giống nhau. Đây là sự phản ánh về văn hóa đã cơ bản thống nhất trong đế chế thống nhất.

Từ cuối thời Đông Hán đến thời Lưỡng Tấn, phần thân và phần đuôi Rồng được phân chia rõ ràng, phần thân có hai loại : thon và thô, thường đều uốn lượn với đường nét thanh thoát.

Thời kỳ Đường-Tống, không phần biệt phần thân và phần đuôi Rồng. Thân Rồng tròn chĩnh, phần đầu khá rộng nhưng lại ngắn, sừng có rẽ như sừng nai. Điều này nhất trí với quan niệm thẩm mỹ thịnh hành lúc bấy giờ.

Thời kỳ Nguyên, Minh và Thanh, hình ảnh của Rồng thường có nhiều uốn lượn, giơ móng, nhe răng, trông sống động và nguy nghiêm. Hình dạng cơ bản là nhất trí nhưng có nhiều cách thể hiện, cho cảm giác như thiếu chút linh thiêng. Đây có thể là liên quan với sự phát triển sản xuất hàng hoá lúc đó, phần lớn các sản phẩm đều được sản xuất theo đề tài của Rồng.

Vai trò của Rồng trong phát triển lịch sử của Trung Quốc

Là Tô-tem của thời viễn cổ, Rồng đóng vai trò xúc tiến sự hội nhập dân tộc và thống nhất về văn hoá lúc đó. Sau này nó trở thành tiêu chí quyền uy chính trị, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị và phục vụ cho các lực lượng trong đấu tranh chính trị. Nó thừơng có mặt trong các tôn giáo ở Trung Quốc, tăng cường mối liên kết giữa các tôn giáo, làm phong phú thêm đặc sắc của những tôn giáo này. Những phong tục tập quán liên quan với Rồng đã tăng cường mối liên kết giữa các dân tộc, rất nhiều dân tộc có ngôn ngữ chung về Rồng, việc này chắc chắn sẽ tăng thêm sự hiểu biết và khối đoàn kết giữa các dân tộc. Lâu nay, Rồng được nhân dân các khu vực ở Trung Quốc tôn sùng, yêu qúi và kính trọng. Qua đó mọi người đã sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm tinh thần và vật chất liên quan với Rồng, làm phong phú nội dung của nền văn hóa truyền thống. Văn hoá Rồng cũng tác động tới nền văn hoá của các nước xung quanh, đặc biệt là có ảnh hưởng sâu xa đối với các nước láng giềng của Trung Quốc.


1  2  3  4