Sự ra đời của Rồng
Tìm về cội nguồn hình tượng của Rồng trước hết phải kể đến những tài liệu khảo cổ. Năm 1987, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện đồ án hình Rồng và Hổ được xếp bằng vỏ trai ở hai bên quan quách trong ngôi mộ số 45 thuộc di chỉ văn Ngưỡng Thiệu ở Tây Thủy Pha Phồn Dương tỉnh Hà Nam. Hình con Rồng ở phía bên phải, dài 1,78 mét, ngẩng đầu uốn lưng, cuộn mình, có móng trước và móng sau, đầu và đuôi cử động như đang bay bổng trên không. Con Rồng cách đây 5, 6 nghìn năm này được coi là "con Rồng đầu tiên ở Trung Quốc". Ở di chỉ Ta-la Tam Tinh thuộc Huyện Ông Ngưu Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc đã khai quật ra con Rồng ngọc thuộc nền văn hóa Hồng Sơn cách đây 5-6 nghìn năm, con Rồng này được điêu khắc bằng loại ngọc mềm màu xanh thẫm.
Xét về niên đại và nơi phát hiện những tư liệu này có thể nói Rồng được khởi nguồn từ xã hội nguyên thủy. Hình tượng và khái niệm của Rồng được hình thành cách đây 5-6 nghìn năm.
Về hình tượng của Rồng là được dựa theo loài động vật nào đó trong thiên nhiên, giới khoa học đến nay vẫn chưa có sự nhất trí. Quan điểm chính cho rằng bắt nguồn từ Rắn, cá Sấu hoặc kỳ đà. Có người thì cho rằng hình đầu Rồng là dựa theo đầu Lợn hoặc đầu Ngựa. Còn có quan điểm cho rằng có liên quan mật thiết với Chớp, Mây, Cầu vồng, v.v.
Thực chất thì trong thời kỳ đầu Rồng là Tô-tem của xã hội nguyên thủy, là trợ tá của Thần trong tôn giáo nguyên thủy và là cầu nối giữa thần với nhân gian.
1 2 3 4
|