Sự trưởng thành của Rồng
Hình dáng của Rồng trong truyền thuyết rất dễ khiến mọi người liên tưởng tới mưa, trong khi đó mưa lại có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Tử xã hội nguyên thủy mọi người bắt đầu gửi gắm hy vọng được mùa ở Rồng, đây có thể là một trong những cơ sở khiến mọi người sùng bái và tôn thờ Rồng ở Trung Quốc. Cùng với nền nông nghiệp phát triển, sự sùng bái Rồng cũng không ngừng phát triển. Sự biến hóa và mối liên hệ với nhiều hiện tượng tự nhiên của Rồng đã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của mọi người. Trong các sách điển tịch đời Nhà Tần, "Kinh dị" được xếp hàng đầu, và lấy sự biến hóa của Rồng để giải thích qui luật phát triển, biến hóa của muôn vật. Ngoài giải thích về sự biến đổi của sự vật ra, Rồng ở đây còn có liên quan mật thiết với kẻ thống trị. Chẳng hạn như Cửu Ngũ <9 và 5> trong cầu "Cửu ngũ phi long tại thiên" sau này tượng trưng cho Nhà vua, Cửu ngũ chi tôn có ý ngôi vua.
Cuối thời kỳ xã hội nguyên thủy, thủ lĩnh của một số Bộ lạc và bộ tộc đã mượn Tô-tem Rồng để thần hóa cho mình. Đến thời Nhà Chu, trong chế lễ đã qui định Thiên Tử sử dụng cờ hiệu Rồng, mặc áo Long bào, v,v. Khi Nhà nước thống nhất, đa dân tộc xuất hiện, tính quyền uy của Rồng đã được phần lớn người dân trong nước chấp nhận.
Mặt khác, lực lượng chống đối với kẻ thống trị cũng thường sử dụng Rồng làm biểu tượng hoặc hóa thân của thủ lĩnh mình để hiệu triệu nhân dân, củng cố địa vị lãnh đạo.
Hình tượng của Rồng cũng diễn biến theo sự phát triển của lịch sử, đại để như sau :
Rồng trong thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy vẫn chưa được định hình, sự khác nhau khá lớn, phần lớn là giống như Rắn. Việc này phản ánh có nhiều Thị tộc và bộ lạc, sự khác nhau về văn hoá giữa các khu vực cũng khá lớn.
1 2 3 4
|