Khổng Tử cũng đã đúc kết ra rất nhiều phương pháp giáo dục có ý nghĩa qua hoạt động giáo dục thực tiễn lâu dài của ông, cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩa quan trọng. Trước hết Khổng Tử khá nhấn mạnh kiến thức của con người là đến từ học tập. Ông chủ tương nội dung học tập đại thể có 2 mặt sau đây : một là có được kiến thức thông qua việc học tập các văn hiến và chương điển thời cổ, có thể nói đây là kiến thức lịch sử. Văn hiến thời cổ tức là các kinh điển "Thơ" "Thư" "Lễ" "Nhạc"... Hai là có được kiến thức từ trong cuộc sống hiện thực, đây có thể nói là kiến thức hiện thực.
Thứ hai là, Khổng Tử đã khái quát về qui luật học tập, rút ra một số qui luật và phương pháp học tập về nhận thức sự vật, đồng thời lấy đó để chỉ đạo việc học hành cho các học trò của ông. Ông đề ra học đi học lại có thể làm sâu sắc thêm sự nhận thức của con người, có được những kiến thức mới. Ông nói "Học nhĩ thời tập chi", " Ôn cố nhĩ tri tân"...chính là có ý như vậy.
Ba là, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử còn bao hàm vấn đề thái độ học tập. Có một lần Khổng Tử nói với học trò của ông tên là Tử Lộ rằng " Tử Lộ ơi. Ta dạy người, người có biết không? Cái gì mình thực sự biết mới là biết, cái không biết thì nói không biết, như vậy mới là thái độ biết". Ông cũng rất chú ý cách dạy theo khả năng của từng người. Trong "Luận ngữ" có rất nhiều đoạn nói về học trò hỏi ông thế nào là "Nhân", là "Chính", là "Tri". Ông đều có sự trả lời khác nhau theo đối tượng khác nhau.
Hơn 2 nghìn năm qua đi, hôm nay chúng ta nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử vẫn phải thừa nhận rằng trong rất nhiều mặt của nền văn hóa Trung Quốc đều chịu sự ảnh hưởng của từ tưởng Khổng Tử. Ông quả thực là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà giáo dục vĩ đại có tính sáng lập trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. 1 2 3 4
|