Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-16 16:59:09    
Khổng Tử

cri

Thuyết "Nhân học" của Khổng Tử còn có một nội dung khá quan trọng, đó là "Thượng hiền". Tức phải chú trọng đạo đức, học vấn và tài năng của một con người chứ không xem xét xuất thân của người đó cao qúi hay thấp hèn. Khổng Tử cho rằng muốn làm quan thì phải có kiến thức, có học vấn. Quan điểm này có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Trung Quốc sau này. Xét về mặt tích cực, nó đã phá vỡ độc quyền làm quan của phái qúi tộc. Nhưng về mặt tiêu cực thì trở thành cơ sở của cái gọi là "học hành để làm quan".

Trong "Luận ngữ" có rất nhiều đoạn là sự bàn luận về "Nhân" của Khổng Tử và các học trò của ông. Ý nghĩa của nó rất rộng, hầu như bao gồm toàn bộ đạo lý làm người. Khổng Tử cho rằng làm điều "Nhân ái" là không thể từ chối được, cần phải có khí phách "không vì ham sống mà hại người, giết hại sự sống để thành nhân".

Khổng Tử cho rằng : một người muốn thể hiện sự "Nhân ái" của mình thì cần phải theo đuổi sự thăng hoa của "Nhân". "Nhân" là phẩm chất đạo đức nội tại, chỉ có thể tự mình phát huy nó chứ không thể miễn cưỡng có được vì nó là sức mạnh ngoại tại.

Do Khổng Tử coi trọng sự nỗ lực của bản thân con người, nên có thể nói đã hạ thấp vai trò sùng bái "Trời" kể từ thời Tây Chu. Cũng có thể nói trên mức độ nhất định đã phủ định việc coi "Trời" là sức mạnh siêu nhiên.

Khổng Tử không những là nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn là nhà giáo dục vĩ đại. Nghề giáo của ông là vì thực hiện thuyết "Nhân học" của mình, vì sự bồi dưỡng "Thành thánh Thành hiền" của con người. Ông đã đúc kết ra rất nhiều tư tưởng giáo dục có ý nghĩa và tính gợi ý cũng như phương pháp có được kiến thức trong thực tiễn giáo dục lâu dài. Câu nói "Hữu giáo vô loài" của Khổng Tử đề ra tuy có sự giải thích khác nhau, nhưng bao gồm hàm ý cần phải mở rộng diện giáo dục, khiến những người được tiếp thụ giáo dục không chỉ giới hạn ở qúi tộc là điều không thể tranh cãi. Khổng Tử đã thực tiễn chủ trương "Hữu giáo vô loài" của mình, ông nói "miễn là cho tôi 10 bị thịt để làm học phí thì tôi chả bao giờ lại không ăn năn hối lỗi". Hoạt động giáo dục của ông đã kết thúc sự độc quyền về sự học của phái quí tộc, mở ra sự truyền thụ tư thục về học vấn.

1  2  3  4