Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-16 16:59:09    
Khổng Tử

cri

Kổng Tử tên Nhạc, tự Trọng Ni, sinh năm 551 trước công nguyên, mất năm 479 trước công nguyên, thọ 73 tuổi. Tổ tiên của Khổng Tử là qúi tộc thời Tống Quốc, tàn lụi vào khoảng mấy đời trước khi sinh Khổng Tử, mất đi địa vị qúi tộc. Khổng Tử thời trẻ từng làm mấy chức quan nhỏ, song phần lớn cuộc đời Ông là làm nhà giáo, dạy bảo ra không ít những học trò tài ba. Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà giáo sớm nhất và có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Hơn 2000 năm qua mọi người đều gọi ông là "Thánh nhân".

Khổng Tử sống trong thời cuối Xuân Thu không như sự thổi phồng, khuếch đại của những kẻ thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc sau này, mà Ông cũng là một con người có máu, có thịt trong xã hội hiện thực.

Khổng Tử khen học trò của ông Nhan Hồi cam chịu với cuộc sống bần cùng rằng " Nhan Hồi quả là một con người hiền đức. Sống cảnh cơm niêu nước lọ trong căn nhà đơn sơ, mọi người đều không chịu nổi sự ưu tư phiền muộn của cuộc sống nghèo nàn, nhưng Nhan Hồi vẫn cảm thấy vui vẻ". Thế nhưng Khổng Tử đôi khi cũng theo đuổi một cuộc sống giàu sang, quyền qúi, được đấng anh quân trọng dụng. Ông nôn nao mong mỏi tới mức muốn dắt ngựa buộc cương đi ngay cho kịp. Ông rất cậu nệ trong ăn uống, cơm phải gạo thơm, thịt phải thịt thăn. Song đôi khi Ông cũng coi nhẹ những thứ này. Khổng Tử rất nghiêm khắc với học trò, khi phê bình không nể mặt ai, nhưng có lúc lại rất thân thiết với học trò. Ông nhiều lúc cũng rất hào phóng trong khi cử xử với người khác, ông nói mình là con người "phẫn nộ để quên ăn, vui để quên buồn; Và không sợ già". Thế nhưng khi đứng trước những người có địa vị cao hơn thì ông lại tỏ ra rất rụt rè, khuôn phép, không dám bứt khỏi những lễ nghi thế tục. Các học trò của Khổng Tử đều rất tôn kính ông, nhưng nếu có ý kiến cũng dám nói thẳng, những lúc như vậy Khổng Tử hoặc là giải thích, hoặc là tự phê bình.

1  2  3  4