Qua những chuyện kể trên có thể ghi nhận Khổng Tử cũng là một con người trong hiện thực có tình cảm, có tính cách, có hoài bão và có vui buồn. Vậy thì tại sao lại nói Khổng Từ là một nhà tư tưởng, một nhà giáo vĩ đại, hơn nữa có ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Trung Quốc và ảnh hưởng không nhỏ trong nền văn hóa thế giới, được tôn là một trong 10 nhà tư tưởng lớn của thế giới?
Dưới đây chúng ta hãy bàn về tư tưởng của Khổng Tử. Xét từ mặt Khổng Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại, chúng ta có thể gọi học thuyết của Ông là "Nhân học". Khái niệm "Nhân" mà Khổng Tử đề ra là cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng của Ông. Nó là nội hàm căn bản của "Lễ", là nền tảng cơ bản của quan niệm luân lý đạo đức, là đạo lý căn bản về làm người, là lý tưởng cao nhất mà mọi người cần phải theo đuổi. Theo các tư liệu lịch sử hiện có, trước Khổng Tử chưa từng có người nào đề ra lấy chữ "Nhân" làm khái niệm triết học tối cao. Việc Khổng Tử đề ra khái niệm "Nhân" không phải là ngẫu nhiên, mà trên mức độ nào đó phản ánh lên hiện trạng phát triển xã hội trong thời kỳ Xuân Thu. Để thích ứng với đòi hỏi của xã hội lúc đó, Khổng Tư đã khôi phục "chế độ lễ nhạc" để có thể quá độ một cách bình ổn sang một xã hội mới "Thiên hạ hữu đạo". Bởi vậy Khổng Tử đề ra cần phải coi con người là "người". Học trò hỏi Ông "Nhân" là gì, Ông trả lời rằng " Ái nhân" có nghĩa là "Thương người". Tuy chỉ hai từ đơn giản nhưng ý nghĩa của nó hết sức trọng đại. Đối với người lao động mà nói "Thương người" có nghĩa là kẻ thống trị cũng cần phải coi người lao động là "con người" và thương yêu. Đối với việc điều chỉnh mối quan hệ trong nội bộ kẻ thống trị mà nói thì phải "khắc kỷ phục lễ", có nghĩa là kiềm chế bản thân và phục hồi lễ nghi.
Từ thời Tây Chu đến nay trong nội bộ kẻ thống trị đều phải thi hành "Lệ nhạc chi trị", nhưng đến thời Khổng Tử thì đã "lễ tan nhạc hoại". Tại sao lại "lễ tan, nhạc hoại"? Bởi vì Khổng Tử phản đối chỉ coi "lễ nhạc" là một hình thức, ông nói "lẽ nào cái lễ ngày nay lại chỉ là một loại lễ phẩm cao qúi thôi ư ? Đây có nghĩa là nếu "lễ nhạc" tách rời với tinh thần "nhân ái" thì chẳng khác nào coi "lễ nhạc" chỉ là một loại vật chất như châu báu và chuông trống mà mất đi tinh thần nội tại của nó. Khổng Tử coi "nhân" là điều căn bản hơn "lễ", phải nói lễ bằng tinh thần "nhân ái" để cho "lễ" có nội hàm của tinh thần "thương người". Nhan Hồi hỏi Khổng Tử thế nào là "nhân". Khổng Tử nói : "nhân" vốn là phẩm chất đạo đức nội tại của bản thân, miễn là chúng ta phát huy nó thì tinh thần thương người sẽ được thể hiện. Tư tưởng nhấn mạnh tính tự giác của con người nói trên của Khổng đã ảnh hưởng rất lớn trong nên văn hóa-xã hội của Trung Quốc sau này.
1 2 3 4
|