B/Sự kết hợp giữa đẹp với thực dụng trong kiến trúc Cố Cung đã thể hiện sâu sắc tính sáng tạo và trí tuệ của người lao động.
1/ Nền nhà Điện Thái Hoà. Nền vừa có tác dụng chống ẩm lại thể hiện sự hoành tráng, thanh bình và đẹp đẽ của Điện Thái Hoà. Trên nền có cống thoát nước được tạo hình bằng đầu của con Ly , trên 3 tầng của nền cả thảy có 1142 đầu Ly, khi mưa to đầu rồng phun nước, vừa thoát nước trông lại rất hoành tráng.
2/ Trần nhà trong cung điện. Do các công trình kiến trúc thời xưa của Trung Quốc phần lớn đều là kết cấu bằng gỗ, rất dễ ẩm và mục. Nếu sơn thêm lớp sơn màu hội họa sẽ trở nên tráng lệ lại có thể chống ẩm và chống mục nát.
3/ Ngói Lưu ly. Sự phát minh ra ngói Lưu ly là kết quả không ngừng thí nghiệm trong thực tiễn sản xuất của nhân dân lao động. Thông qua việc trộn thêm nhiều hợp chất ô-xít kim loại vào trong men, sau khi nung sẽ cho ra nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như nếu trộn Ô-xít Sắt vào trong men thì sẽ cho màu vàng, Ô-xít Đồng sẽ cho màu xanh ngọc, Ô-xít Cô-ban sẽ cho màu xanh lam ... Ngói Lưu ly mặc dù trải qua hàng mấy trăm năm mưa gió vẫn giữ được màu sắc tưới tắn vốn có, hơn nữa ngói Lưu ly không như các loại ngói khác gặp mưa sẽ ngấm nước, tăng thêm trọng lượng cho kiến trúc.
4/ Nóc nhà và mái hiên. Nóc nhà cao sừng sững, còn mái hiên lại như sải cánh, thể hiện sự kết hợp giữa thực dụng với mỹ quan.
Những ví dụ trên về sự kết hợp giữa thực dụng với sự đẹp trong kiến trúc Cô Cung đã thể hiện lên trí tuệ của người lao động. Mặc dù tài năng sáng tạo của người lao động trong điều kiện chế độ tư hữu bị đè nén và chà đạp, nhưng vẫn không phai mờ được sự huy hoàng về trí tuệ của người lao động. 1 2 3 4 5 6
|