II/ Là một sản phẩm vật chất đã thể hiện tính sáng tạo và trí tuệ của người lao động.
Nông dân và những người làm nghề thủ công là giai cấp cơ bản tạo ra của cải vật chất và sáng tạo văn hoa trong xã hội phong kiến. Người lao động đã kiến tạo nên Cố Cung, đây vốn là một sự thể hiện về sức sáng tạo vĩ đại của người lao động, nhưng do sự dị hóa về lao động, Cố Cung lại trở thành một sức mạnh răn đe của kẻ thống trị trong điều kiện chế độ tư hữu.
Sáng tạo cái đẹp của người lao động nhìn từ Cố Cung có hai đặc điểm đáng chú ý :
A/ Đã sáng tạo ra hình thức đẹp đậm đà bản sắc dân tộc tương đối độc lập, áp dụng một loạt thủ pháp tương phản về mặt hình thể, không gian, màu sắc... hình thành sự thống nhất trong đa dạng.
Ví dụ :
a-Sự tương phản giữa lớn và nhỏ. Đã bố trí một cách khéo léo hai căn nhà nhỏ như hộp diêm dưới thành lầu Thiên An Môn hùng vĩ. Hai căn nhà nhỏ này ngoài tác dụng đặc thù ra còn góp phần tô đậm thêm cho Thiên An Môn về mặt nghệ thuật. Ở cửa Ngọ Môn cao sừng sững cũng có hai căn nhà nhỏ như vậy. Có hay không sự so sánh này tuy không làm thảy đổi được kích thước vốn có của Thiên An Môn, nhưng qua sự tương phản này khiến chúng ta cảm nhận mạnh mẽ hơn về sự hùng vĩ của Thiên An Môn.
b-Sự tương phản giữa cao và thấp. Để tô đậm cho sự đồ sộ của Điện Thái Hoà, xung quanh đã áp dụng thủ pháp những đường hành lang thấp bé nối tiếp nhau.
c-Sự tương phản giữa rộng và hẹp. Đây là một thủ pháp mở trước khép sau. Không gian hẹp trải dài hình thành từ cửa Chính dương đến điện Thái Hoà và không gian rộng lớn trước điện Thái Hoà đã tạo lên sự tương phản mạnh mẽ.
d-Sự tương phản giữa sáng và tối . Cố Cung để lại cho mọi người ấn tượng mạnh mẽ là sự lộng lẫy về màu sắc. Ngói lưu li vàng óng ánh tương phản rõ nét với đường hiên lợp ngói xanh, thể hiện lên sự lộng lẫy dưới nền trời xanh, mây trắng. 1 2 3 4 5 6
|