Là công trình kiến trúc mang tính chính trị của thời đại phong kiến, bề thế và được bảo tồn hoàn chỉnh, Cố Cung không những là viên ngọc báu trong nền văn hóa cổ sán lạn của Trung Quốc, mà còn là văn vật tiêu biểu trong lịch sử văn hoá nhân loại.
Là sản phẩm của thời đại phong kiến, Cố Cung mang trên mình hai đặc tính, vừa là sản phẩm vật chất lại là sản phẩm tinh thần. Là sản phẩm tinh thần, Cố Cung đã thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, trở thành biểu tượng tối cao của nền đế chế phong kiến. Mặt khác, là sản phẩm vật chất Cố Cung lại là một sản phẩm diệu kỳ được xây dựng bằng máu và mồ hôi nước mắt của người lao động, là sự ngưng đọng của trí tuệ, sự thông minh và sức mạnh của người lao động.
I/ Là một ý thức hệ-Nghệ thuật kiến trúc đã thể hiện sự cao cả của các Hoàng đế.
Kiến trúc Cố Cung thể hiện sự tối cao của nền đế chế về không gian và thực thể chủ yếu có mấy điểm sau đây:
1/ Điện Thái Hoà là điểm hội tụ của chiều sâu, chiều rộng và chiều cao trong bố cục tổng thể.
Cố Cung là một quần thể kiến trúc hoành tráng, mọi công trình đều được triển khai theo một đường trục chính hướng nam bắc. Những kiến trúc ở hai bên đường trục chính này đều phải tuân theo qui tắc nghiêm ngặt cân đối và đối xứng. Điện Thái Hoà đã thể hiển trọng điểm trong tổng thể kiến trúc. Quần thể kiến trúc Cố Cung được triển khai theo hướng từ nam lên bắc, cùng với sự biến đổi về không gian và hình dáng đã hình thành cao trào ở Điện Thái Hoà, về bố cục chung thì những đặc điểm chiều sâu, chiều rộng và chiều cao đều tập trung ở Điện Thái Hoà.
1 2 3 4 5 6
|