Trong quá trình phỏng vấn ông Phong, Ngọc Ánh thấy có một lão phụ hiền từ, mặc bột váy tơ tằm đứng cạnh ông, luôn luôn mỉm cười nhìn ông chăm chú, bà chính là phu nhân của ông Phong. Khác với ông Phong nhanh miệng hoạt bát, năng động sôi nổi và thỉnh thoảng cất giọng hát, bà Phong lại trầm tĩnh nhã nhặn, toát lên phong cách thùy mị nhẹ nhàng của người phụ nữ giang Nam Trung Quốc. Bà kể rằng, năm nay hai người kết hôn vừa tròn 50 năm, có nghĩa là Kim hôn. Khi thấy chúng tôi tỏ ý kinh ngạc, bà Phong nói, ông Phong năm nay đã 75 tuổi, mà bà cũng đã 72 rồi. Thế mà trông bên ngoài cặp vợ chồng này chỉ độ khoảng năm sáu mươi tuổi.
Sau khi lấy ông Phong, bà hầu như hy sinh hết thảy sự nghiệp của mình, dồn hết tâm sức ủng hộ ông Phong sáng tác. Bà nói :
"Những bản nhạc do ông ấy sáng tác rất hay, tôi thường là thính giả đầu tiên của ông ấy. Ông sống rất đơn giản, thường đóng cửa sáng tác, không ai được làm ồn. Sau khi hoàn thành bản nhạc, ông thường uống chút rượu để chúc mừng. Khi có linh cảm là ông thường nửa đêm thức dậy hý hoáy viết."
Khi Ngọc Ánh hỏi bà rằng, ông Phong có điều gì khiến bà cảm thấy bất mãn hay không, thì bà cũng nói thẳng rằng:
"Bất mãn ư? Có chứ. Ông ấy rất nhã nhặn, nhưng đôi khi cũng cáu kỉnh lăm, khi cảm thấy bản nhạc mình viết không hay là ông ấy mất vui, tôi biết lúc đó ông gặp khó khăn, thế là tránh không nói chuyện với ông ấy vội."
Nhìn đôi vợ chồng già nương tựa lẫn nhau, có khi lại hồ hởi như con trẻ, khiến Ngọc Ánh và Kiếm Phong cảm thấy rất ấm cúng và cảm động , đồng thời càng thấm thía câu "tay trong tay dắt nhau suốt đời". Quả thật, những thành quả mà ông Phong đã gặt hái được hôm nay : sáng tác nhiều bản nhạc lưu truyền cho đời sau, không quên phát huy nền âm nhạc truyền thống dân tộc, chỉnh lý và cải biên nhiều bản nhạc Tơ Trúc dân gian, những thứ đó đều không tách khỏi sự ủng hộ đắc lực của người vợ thông hiểu ông.
1 2 3 4
|