"Tam lại" "Tam biệt" là trường thi chỉ ba bài thơ đều lấy chữ "Lại" và chữ "Biệt" làm đầu đề của Đỗ Phủ, "Tân hôn biệt" là một trong bài thơ "Tam Biệt", bài thơ thuật lại câu chuyện rằng, do Đường Minh Hoàng sủng ái Dương Qúy Phi, dẫn đến An sử chi loạn, để phòng thủ biên cương, dẹp yên phiến lọan, triều đình cho tuyển quân ở khắp nơi, ngay cả người chồng trẻ trong đêm tân hôn đầu tiên cũng không tránh thoát. Bài thơ đã vạch trần những khổ đau của nhân dân do chiến tranh mang lại. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn đoạn một của bài thơ "Tân hôn biệt".
Thỏ ty phụ đồng ma,
Dẫn man cố bất trường.
Giá nữ giữ chinh phu,
Bất như khí lộ bàng.
Kết phát vi quân thê,
Tịch bất noãn quân sàng.
Mộ hôn thần báo biệt,
Vô nãi thái thông mang.
Quân hành tuy bất viễn,
Thú biên phó Hà Dương.
Nhà văn Việt Nam dịch thơ rằng:
Tơ hồng leo phải cây đay,
Quanh co quấn quýt cho dây khó dài.
Gả con cho mấy cậu cai,
Chẳng thà bỏ quách ở bên vệ đường.
Rẽ ngôi em bén duyên chàng,
Chiếu em chưa ấm cái giường nhà trai.
Cưới chiều hôm, vắng sớm mai,
Duyên đâu lật đật cho người xót xa.
Chàng đi dù chẳng bao xa,
Hà dương đất ấy cũng là đáng lo.
Ông Trương Hiểu Phong nói, việc sáng tác âm nhạc có thể ví như : để́ tâm trồng hoa hoa không nở, vô tâm trồng liễu liễu um tùm. Có khi nằm trên giường, hễ có linh cảm, chỉ cần nửa tiếng đồng hồ là ông sáng tác ra ngay. Thế nhưng quá trình cải biên những bản nhạc theo tác phẩm cổ điển rất vất vả, ví dụ như, trong quá trình cải biên hai bản nhạc "Tỳ bà hành" và "Tân hôn biệt", ông phải mất hơn một năm mới hoàn thành.
Ông Phong nói:
"Đây đều là tác phẩm cổ điển Trung Quốc, cho nên tôi hết sức thận trọng, phải bỏ ra càng nhiều công sức, phải sử dụng ngôn ngữ gần gũi, với hình thức diễn tấu tốt, mới đem lại hiệu quả tốt."
1 2 3 4
|