Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-04 17:58:17    
Thăm ông Trương Hiểu Phong nhà soạn nhạc nổi tiếng Trung Quốc

cri
Tại Việt Nam có rất nhiều loại nhạc cụ truyền thống đều làm bằng tre trúc, ví như đàn Clông-pút, đàn T'rưng v,v... tại một số vùng thuộc tỉnh Giang tô và Chiết Giang miền Đông Trung Quốc, cũng có rất nhiều nhạc cụ được làm bằng tre trúc , ví như sáo, tiêu, ngoài ra, những người ở đây còn thích gảy gõ các loại đàn dây, ví như đàn Nhị, đàn Dương cầm v,v... cung đàn thường được căng bằng những sợi tơ tằm mịn màng óng mượt, cho nên các loại nhạc cụ sáo, tiêu, nhị, dương cầm tì bà v,v ... thường được mọi người gọi là "Âm nhạc tơ trúc".

Tiếng nhạc Tơ trúc du dương ngân nga, là âm nhạc dân gian lưu truyền tại các vùng Giang Tô Chiết Giang mấy trăm năm, rất được công chúng địa phương yêu thích. Cuối tháng 6 năm nay, đoàn nhạc dân tộc Thái Xương tỉnh Giang Tô, nơi bắt nguồn của nhạc Tơ Trúc đã lần đầu tiên đến Bắc Kinh ra mắt công chúng thủ đô buổi biểu diễn xuất sắc, trong "Chương trình văn nghệ cuối tuần" phát thanh vào ngày 3 và 4 tháng 7 vừa qua, Ngọc Ánh đã giới thiệu với các bạn một số tiết mục tại hiện trường của buổi biểu diễn này. 12 bản nhạc được diễn tấu trong suốt buổi diễn, đều do ông Trương Hiểu Phong, nhà soạn nhạc nổi tiếng dày công chọn lọc từ trong số hơn 100 bản nhạc Tơ Trúc rồi gia công và biên soạn lại.

Trước khi buổi biểu diễn mở màn, Ngọc Ánh và Kiếm Phong, biên tập viên của Đài đã tranh thủ phỏng vấn ông. Ông Phong có dáng người tầm thước, ông mặc bộ com lê màu xám, trông gọn gàng và sáng sủa. Quê ông ở thành phố Thái Xương nơi bắt nguồn âm nhạc Tơ Trúc Giang Nam Trung Quốc. Ngay từ nhỏ ông Phong đã được thấm nhuần những làn điệu âm nhạc dân tộc, 15 tuổi, ông đã có thể chơi nhiều nhạc cụ dân tộc một cách thành thạo.

Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, ông Phong là diễn viên Dương cầm của Đoàn nhạc Thượng hải, ông vừa chịu khó học sáng tác nhạc vừa nghiên cứu văn học cổ điển Trung Quốc. Trong những năm 70 của thế kỷ trước cũng là thời kỳ sáng tác sôi nổi của ông, ông không những sáng tác nhiều bản nhạc dân tộc như "Nhạc nghênh Tân" tức nhạc đón khách, "Người bán hàng đến từ thôn quê", mà còn kết hợp thử nhạc dân tộc với của văn học cổ điển, biên soạn nhiều bản nhạc mang phong cách mới có bề dày văn hóa sâu sắc, ví dụ như bản nhạc "Tỳ bà hành", "Tân hôn biệt", " Vần thơ ba chương" v,v... rất được công chúng ở trong nước và người Hoa nước ngoài hoan nghênh.

"Tân hôn biệt", là bản nhạc thuật truyện trình bày bằng đàn Nhị do ông Trương Hiểu Phong sáng tác. Bản nhạc này được biên soạn theo bài thơ "Tân hôn biệt" của Đỗ Phủ nhà thơ thời Đường nổi tiếng. Nhắc đến tâm đắc sáng tác ban đầu, ông Phong nói:

"Tôi là người nghiên cứu văn học cổ, và nặng về cổ điển, tất nhiên cũng sáng tác một số tác phẩm hiện đại. Vậy thì tại sao tôi lại sáng tạc bản nhạc "Tân hôn biệt"? bởi vì tôi cảm thấy trong 6 bài thơ "Tam Lại" "Tam biệt" của Đỗ Phủ, thì chỉ có bài thơ "Tân hôn biệt " có thể bày tỏ tình cảm của đàn Nhị nhất, mà cũng chỉ có đàn Nhị mới có thể diễn đạt tình cảm của bài thơ này nhất. Tôi cho chủ đề của bài thơ, xuyên suốt từ đầu chí cuối bản nhạc, ngâm đi ngâm lại trong suốt 17 phút đồng hồ. "

1  2  3  4