Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-07-28 14:22:54    
Vĩ nhân — Đặng Tiểu Bình

cri

Sau hội nghị Trung ương khóa 11 của Đảng, đồng chí Đặng Tiểu Bình kiên trì giải phóng tư tưởng, thự sự cầu thị, đã sáng lập và phát triển lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Lý luận này đã trình bày một cách khoa học bản chất của Chủ nghĩa xã hội, lần đầu tiên trả lời một cách tương đối hệ thống về một loạt vấn đề cơ bản: Trung Quốc-một nước kinh tế-văn hoá lạc hậu sẽ xây dựng, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội như thế nào. Đồng chí Đặng Tiểu Bình cho rằng Trung Quốc đang ở trong giai đoạn đầu của Chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng mọi qui hoạch đều phải xuất phát từ thực tế này. Theo tư duy này Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã xây dựng đường lối cơ bản lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải các mở cửa trong giai đoạn đầu của Chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu rõ nhiệm vụ căn bản của Chủ nghĩa xã hội là phát triển lực lượng sản xuất. Toàn Đảng phải một lòng một dạ xây dựng hiện đại hóa. Then chốt của việc thực hiện hiện đại hoá là hiên đại hoá khoa học-công nghệ. Khoa học-công nghệ là lực lượng sản xuất thứ nhất. Giáo dục là sự nghiệp căn bản nhất của một dân tộc. Đồng chí đã thiết kế mục tiêu chiến lược phát triển 3 bước về cơ bản thực hiện hiện đại hóa từ thập niên 80 của thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 21. Và đề xuất tiêu chuẩn căn bản của mọi công việc là xem nó có lợi cho phát triển lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa hay không, có lợi cho tăng cường sức mạnh tổng hợp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa hay không, có lợi cho nâng cao đời sống nhân dân hay không, đã không ngừng mở ra cục diện mới. Đồng chí ra sức ủng hộ và thúc đẩy cải cách nông thôn, thúc đẩy việc cải cách toàn diện lấy thành thị làm trọng tâm, chỉ rõ "cải cách là cuộc cách mạng lần thứ 2 của Trung Quốc". Lập luận của đồng chí về Chủ nghĩa xã hội cũng có thể thi hành kinh tế thị trường đã đặt nền tảng lý luận cho Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc xây dựng mục tiêu cải cách thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đồng chí đề xướng thành lập các đặc khu kinh tế, mở cử 14 thành phố ven biển, khai phát mở cửa khu mới Phố Đông Thượng, thúc đẩy việc hình thành bố cục mở cửa đối ngoại toàn diện của Trung Quốc. Đồng chí tích cực đẩy mạnh việc cải cách thể chế chính trị, nhấn mạnh phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghiã, kiện toàn nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, coi trọng cao việc xây dựng nền văn minh tinh thần trong khi xây dựng văn minh vật chất. Đồng chí đề xướng cách mạng hoá, trẻ hóa, tri thức hoá và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, chủ trương bãi bỏ chế độ cán bộ lãnh đạo chung thân. Đồng chí nhận định hoà bình và phát triển là hai vấn đề lớn của thế giới ngày nay, phải thực hiện sự chuyển đổi chiến lược về tư tưởng chỉ đạo xây dựng quân đội và quốc phòng, đề xuất phải xây dựng quân đội thành quân đội cách mạng hiện đại hoá, chính qui hoá lớn mạnh. Đồng chí đã dốc hết tâm huyết cho việc giải quyết vấn đề Hồng Công, Ma-cao và Đài Loan, thực hiện thống nhất hoà bình đất nước. Đồng chí đã đề ra ý tưởng "một nước hai chế độ" một cách sáng tạo và xuất phát từ thực tế, theo ý tưởng này Hồng Công đã trở về với Trung Quốc năm 1997, Ma-cao cũng trở về với Trung Quốc vào cuối năm 1999. Đồng chí đề xuất chính sách ngoại giao hoà bình độc lập và tự chủ, chủ trương lấy 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình làm nguyên tắc trong việc thiết lập trật tự chính trị và kinh tế Quốc tế mới. Dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ; ký Hiệp ước hoà bình hữu nghị Trung Quốc—Nhật Bản; khôi phục quan hệ hai Đảng, hai nước Trung Quốc—Liên Xô, phát triển quan hệ hữu nghị với các nước xung quanh và các nước thế giới thứ 3. Đồng chí đã nỗ lực hết mình vì mở ra cục diện ngoại giao của Trung Quốc, tranh thủ môi trường quốc tế có lợi để xây dựng hiện đại hóa và giữ gìn hoà bình thế giới.

1  2  3  4