A/ Làm việc trong thành phố hơn một năm, ông Lý Minh Tài đã trở về quê. Trung Quốc lúc đó vì đề phòng sự "phân hóa hai cực" ở nông thôn, và để bảo đảm cho Nhà nước có đủ nguồn lương thực cung cấp cho cư dân thành thị, nên đã trước tiên thi hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn, sau đó không lâu lại thi hành chế độ Công xã nhân dân với quy mô lớn hơn, đưa toàn bộ đất đai chia cho nông dân trong cải cách ruộng đất vào sở hữu tập thể, bà con nông dân cũng ăn ở nhà ăn tập thể. Bên cạnh đó còn thi hành thu mua và tiêu thụ thống nhất đối với lương thực, dầu ăn và bông trong toàn quốc, bà con nông dân không được tự do bán các nông phẩm và phụ phẩm làm ra. Do việc quản lý quá tập trung, hình thức kinh doanh đơn nhất, sự phân phối bình quân chủ nghĩa, nên bà con nông dân đã mất đi tính tích cực sản xuất.
"Lúc đó mọi người cùng đi làm, ruộng đất là của tập thể. Sản lượng lúc đó rất thấp, mỗi mẫu đất giỏi lắm chỉ được một tạ, nếu trồng đậu chỉ được 5-6 chục cân là khá lắm rồi".
B/ Lương thực và các nông sản phẩm khác dần dần khan hiếm, đến năm 1959, Trung Quốc lại gặp phải thiên tai nghiêm trọng 3 năm liền. Cuộc sống ở quê trở nên khó khăn, nhưng ông Lý Minh Tài lúc đó không sao tìm được việc làm trong thành phố.
"Lúc đó việc làm là do Nhà nước sắp xếp. Ví dụ như huyện có việc gì sẽ phân bổ xuống Công xã. Mọi người muôn đi nơi khác làm việc là không được, vì có người quản lý".
A/ Cũng như ông Lý Minh Tài vậy, Lâm Lập ở trong thành phố cũng có ấn tượng sâu sắc đối với 3 năm thiên tai. Sản lượng lương thực giảm liên tục đã dẫn đến nạn đói, ngay cả Thủ đô Bắc Kinh cũng khan hiếm lương thực. Chính quyền thành phố Bắc Kinh buộc phải đưa ra quy định, những người có hộ khẩu Bắc Kinh sẽ được cung cấp tem phiếu lương thực, và định lượng căn cứ theo độ tuổi.
"Lúc đó đủ các loại tem phiếu, nào là phiếu vải, phiếu bột mì, phiếu gạo...cấp theo đầu người và định lượng khác nhau, rất phức tạp. Em trai tôi đang lớn, thường là ăn không đủ no, mẹ tôi đành phải nhường phần cho em. Tôi và em gái giám sát cậu em trai, không cho nó ăn. Mẹ tôi đói là hút thuốc lá".
B/ Mọi người đang ra khỏi thời kỳ khó khăn đã bức xúc đòi hỏi xây dựng một tấm gương tinh thần. Tháng 3-1963, cả nước Trung Quốc đã dấy lên "Phong trào học tập Lôi Phong". Tinh thần phục vụ nhân dân vô tư hết mình của Lôi Phong-một chiến sĩ Quân Giải phóng đã khích lệ muôn vàn thanh thiếu niên Trung Quốc như Lâm Lực.
"Tinh thần của mọi người lúc đó rất vô tư, quên mình, nêu bật chính trị, bộ mặt tinh thần lúc đó là như vậy".
A/ Năm 1966, cuộc "Cách mạng văn hoá" rầm rộ đã bắt đầu diễn ra tại Trung Quốc. Số phận của tuyệt đại đa số người Trung Quốc đã bị thay đổi dưới sự sùng bái cá nhân cuồng nhiệt và cơn bão táp chính trị mãnh liệt. Do các trường đại học ngừng tuyển sinh, Lâm Lực đang chuyển bị dự thi vào các Học viện Ngoại ngữ để phục vụ cho sự nghiệp ngoại giao của Tổ quốc bỗng chốc đã tan thành mây khói. Trước tình hình việc tiếp tục học lên hoặc tìm việc làm đã không còn hy vọng, Lâm Lực và một số bạn cùng lớp đã tình nguyện đến Xịp-soỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, trồng cao su để phục vụ cho công cuộc xây dựng của Tổ quốc. Để được phể chuẩn, những tiểu tướng cách mạng không sợ trời, không sợ đất này đã viết báo cáo chuẩn bị gửi lên Trung ương. Tối 27-11-1967, Thủn tướng Chu Ân Lai đã có buổi tiếp các đại biểu quần chúng Thủ đô tại Đại Lễ đường Nhân dân. Sau khi biết được tin này, Lâm Lực đã cùng với hai bạn lập tức đến Đại Lễ đường Nhân dân.
"Khi chúng tôi đến nơi mới phát hiện không mang theo bản báo cáo, liền vội vàng tìm một mảnh giấy. Có một bạn viết chữ rất đẹp, tôi liền nói để bạn ấy viết. Một lúc sau, Thủ tướng đi ra, tôi mạnh dạn đi về phía Thủ tướng và nói: Thưa Thủ tướng, chúng cháu có yêu cầu được xuống nông thôn. Và tôi đã đưa báo cáo cho Thủ tướng. Thủ tướng đã phê duyệt ngay tại chỗ".
B/ Sau đo không lâu, năm 1968, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đưa ra lời kêu gọi "Thanh niên tri thức xuống nông thôn phục vụ", một số đông học sinh Trung học của các thành thị đã tạm biệt cha, mẹ, người thân xuống nông thôn và vùng biên cương phục vụ. Phong trào thanh niên tri thức xuống nông thôn phục vụ rầm rộ này đã liên quan tới gần 20 triệu thanh niên, ảnh hưởng cả một thế hệ của Trung Quốc.
1 2 3 4 5 6 |