Chúng tôi sinh sống ở đó những tháng ngày thật là đẹp đẽ. Chúng tôi được tiếp thụ giáo dục rất tốt, những bạn cùng lứa tuổi tôi ở châu Âu không được vận may này. Đây là một việc xa hoa đối với chúng tôi. Tôi luôn luôn cho rằng Trung Quốc đã cứu chúng tôi.
So với châu Âu có truyền thống bài xích và chống đối người Do Thái mạnh mẽ, người Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng nhà Nho luôn có thái độ bao dung đối với di dân từ nơi khác đến. Theo thống kê, từ năm 1933 đến năm 1941, Thượng Hải lần lượt tiếp nhận hơn 30 nghìn nạn dân Do Thái từ châu Âu đến. Đoàn thể xã hội người Do Thái ở Thượng Hải là đoàn thể xã hội Do Thái lớn nhất ở khu vực viễn Đông, họ thành lập văn phòng của mình, xây dựng hội trường, nhà trường, bệnh viện người Do Thái, thành lập các loại câu lạc bộ và hội thương mại, lập tòa báo, thành lập đoàn thể chính trị, thậm trí còn có một toán bộ đội của mình. Cụ Sara Ross người Do Thái quốc tịch Nga sinh sống 10 năm ở Thượng hải trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2 hết lời ca ngợi tấm lòng khuan dung và lương thiện của người Trung Quốc.
Chúng tôi học được rất nhiều phẩm chất tốt đẹp từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc khiêm nhường, tôn trọng người già cả, thương yêu trẻ em, bất kể được giáo dục nhiều ít, họ đều rất lịch thiệp. Người Trung Quốc đối xử với mọi người đều bình đẳng, tôi không thể tưởng tượng được ở đâu mà người Do Thái có cuộc sống tự do đàng hoàng như ở Trung quốc.
Cụ bà Sara năm nay đã cao thọ 91 tuổi, gia tộc cụ đã từ vùng xibêri Nga chuyển đến Cáp Nhĩ Tân Trung quốc trong làn sóng bài xích nghiêm trọng vào năm 1916. Ở đây, cụ từ đứa trẻ thơ bi bô học nói trưởng thành một thiếu nữ xinh đẹp, rồi yêu nhau và kết hôn với một tràng trai người Do Thái sinh trưởng ở Cáp-nhĩ-tân. Sau khi Nhật phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, kinh tế Cáp-nhĩ-tân tiêu điều, Sara 25 tuổi và chồng quyết định đến Thượng hải tương đối phồn vinh tìm cơ hội. Họ đến thượng Hải liền mười năm, mãi đến năm 1949 mới về Ixraen.
Bước vào nhà bà Sara ở Giêrusalem mà như vào một gia đình truyền thống Trung Quốc thập niên 30 thế kỷ 20. Trong phòng tiếp khách đặt chiếc bàn vuông chặm hoa và chiếc bàn thấp uống trà kiểu Trung quốc đồ cổ, trong chiếc tủ để ở góc phòng bày các loại thủ công nghệ Trung quốc, trên bức tường ngoài cửa treo một bức ảnh bến Thượng hải xưa.
Tuy đã xa cách Trung Quốc gần 60 năm, nhưng nhắc đến Trung Quốc, bà vẫn cảm thấy thật là thắm thiết.
1 2 3
|