Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-02 16:36:57    
Mối tình Trung Quốc của người Do Thái ở Thượng Hải

cri

Nghe Online

Theo tin đài chúng tôi, năm nay là cuộc chiến tranh chống phát xít của thế giới thắng lợi tròn 60 năm. Hơn 60 năm trước, khi bọn Nadi Đức điên cuồng bức hại giết chóc người Do Thái ở đại lục châu Âu, nhiều nước từ chối không cho những nạn nhân Do Thái cô lập không nơi nương tựa nhập cảnh, ở phương đông xa xôi, người Thượng Hải Trung Quốc lương thiện với tấm lòng rộng mở, đã tiếp nhận hơn 30 nghìn người Do Thái lánh nạn. Trải qua hơn 60 năm, rất nhiều người trong số nạn dân đó đã qua đời, thanh thiếu niên Do Thái phơi phới năm xưa nay cũng đầu tóc bạc phơ. Hồi tưởng đến Thượng Hải, hồi tưởng đến Trung Quốc, trong lòng họ tràn đầy ký ức tươi đẹp, bởi vì họ đã lấy lại lòng tự trọng và niềm tin của mình ở nơi đây.

Nhà vợ chồng ông bà Nissbaum năm nay hơn 70 tuổi trong thị trấn nhỏ cây cối bao bọc miền tây Ixraen, cụ ông tên là Kurt, cụ bà tên là Inga. Trước khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới vào năm 1939, để tránh bị bọn nadi bức hại, Kurt 11 tuổi và Inga 6 tuổi theo cha mẹ từ Áo và Đức đến thượng Hải lánh nạn. Sau 10 năm, họ quen biết nhau tại câu lạc bộ thanh niên Do Thái ở Thượng hải và yêu nhau, năm 1949 cùng nhau trở về Ixraen an cư lạc nghiệp. Ngày nay, gia đình 12 người của họ sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn.

Cụ bà Inga nhớ lại cho biết, tháng 11 năm 1939, bố bà bị bọn Nadi Đức bắt vào trại tập trung, nhà đương cục cho biết có thể thả ông nhưng với điều kiện sau đó gia đình ông phải rời khỏi nước Đức. Lúc đó, nhiều nước châu Âu đều từ chối nhận người Do Thái, mà họ có thể đi đến nơi duy nhất là Thượng hải Trung Quốc.

Lúc đó, không có nước nào nhận chúng tôi, Anh và Hà Lan chỉ nhận nhi đồng Do Thái..., một tổ chức chuyên môn giúp đỡ người Do Thái rời khỏi Đức nói với mẹ tôi, chúng tôi chỉ có thể đến một nơi là Thượng hải. Thượng hải là nơi duy nhất trên thế giới không cần ký thị thực nhập cảnh vào lúc bấy giờ, đi đến đó chỉ chỉ cần mua một vé tàu thủy. Mẹ tôi không nói một lời, lập tức mua 11 vé tàu cho cả nhà đi Thượng Hải.

Lúc đó, quân xâm lược Nhật còn chưa chiếm đóng Thượng Hải. Bố Inga quen biết một luật sư Trung Quốc, tính toán cùng nhau mở phòng luật sư. Nhưng tiếng nã pháo của quân xâm lược Nhật đã làm tan vỡ mộng ước của gia đình Inga, bố Inga thất nghiệp, cuộc sống của cả gia đình hoàn toàn dựa vào nghề thủ công của mẹ Inga. Mặc dù như thế, Inga vẫn cảm thấy mình đến Thượng hải may mắn hơn so với bạn bè tuổi thơ còn ở lại châu Âu.

1  2  3