Nghe Online
Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh miền đông bắc Trung Quốc là thành phố nổi tiếng sản xuất than. Một dòng sông chảy vắt ngang chia thành phố này thành hai khu phía bắc và phía nam. Phía nam bờ sông có Nhà kỷ niệm thảm sát Bình Đỉnh Sơn, là di chỉ quân xâm lược Nhật giết hại hơn 3000 người dân vô tội Trung quốc, hài cốt của họ đến nay vẫn còn ở nơi đây. Phía bắc bờ sông có một trại cải tạo tội phạm chiến tranh, từng giam giữ cải tạo gần một nghìn tội phạm chiến tranh xâm lược Nhật, họ không một người nào bị tử hình, trải qua cải tạo 6 – 8 năm tất cả đều được ân xá cho về nước.
Công dân hai nước Trung Nhật ở hai bên bắc và nam dòng sông lại có vận mệnh hoàn toàn khác nhau. Trong cuộc chiến tranh 60 năm trước đây, bọn phát xít Nhật đã thực hiện chính sách "Đốt sạch, giết sạch, cướp sạch" tàn ác vô nhân đạo ở Trung Quốc, giết chóc thường dân, cướp đoạt tài nguyên khoáng sản như than.v.v..., gây tội ác tầy trời đối với nhân dân Trung Quốc. Sau khi kết thúc chiến tranh, chính phủ Trung Quốc xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo, đã thực hiện giáo dục nhân tính đối với tù binh tội phạm chiến tranh Nhật, cải tạo họ từ những kẻ điên cuồng chiến tranh thành sứ giả của hòa bình, sáng tạo một kỳ tích.
Ngài Yamaguchi Izo từng là tội phạm chiến tranh Nhật đã về nước sau khi bị cải tạo ở Trung Quốc. Tuy hiện nay đã hơn 80 tuổi, nhưng cụ vẫn nhớ rõ mồn một khi nhắc đến thời gian tiếp thu cải tạo ở Trung Quốc. Cụ nói :
Ở trại cải tạo tội phạm chiến tranh Phủ Thuận chúng tôi đã được đối xử hết sức nhân đạo, cải tạo tư tưởng, nhận rõ tội ác chiến tranh và đã mắc những tội ác nào. Phủ Thuận là nơi tái sinh của tôi.
Đầu thập niên 50 thế kỷ 20, ở Trung Quốc có 1062 tù binh tội phạm chiến tranh Nhật như cụ Yamaguchi Izo, trong đó có 969 tù binh bị giam giữ ở trại cải tạo Phủ thuận. Theo thống kê, có gần 1 triệu quân dân Trung Quốc đã bị họ giết hại, chúng cướp đoạt tài sản của Trung Quốc càng không sao đếm xuể.
Đứng trước lũ người điên cuồng chiến tranh bị chủ nghĩa quân phiệt Nhật tẩy não, chính phủ Trung Quốc sử dụng biện pháp là dùng tinh thần chủ nghĩa nhân đạo để cảm hóa họ, làm cho họ từng bước nhận rõ tội ác của họ. Ông Thôi Nhân Kiệt từng làm công tác quản giáo Trại cải tạo tội phạm chiến tranh Phủ Thuận nhớ lại cho biết, mới đầu cử ông làm công tác này tư tưởng ông cũng có vướng mắc. Nhưng ông cũng như những nhân viên quản lý trại cải tạo khác, cuối cùng đã vượt qua những oán hận cá nhân, xuất phát từ tôn trọng nhân cách của tù binh, đã cung cấp điều kiện rất tốt vào lúc bấy giờ về các mặt như ăn mặc,văn hóa.v.v... cho tù binh mắc tội phạm chiến tranh :
1 2 3
|