Bà A-gơ-la-phu-na không bao giở nêu ra một yêu cầu gì với chính phủ. Trong thời kỳ mới dựng nước, sau khi người mấy người con gái của bà chuyển từ chế độ cung cấp sang chế độ ưu tiên, bà hỏi ngay: "đây là quy định thống nhất của nhà nước hay là các con yêu cầu ?" Khi được biết là do nhà nước quy định, bà nói: "thế tì, bắt đầu từ hôm nay mẹ không nên hưởng chế độ cung cấp nữa. Các con phải có nghĩa vụ phụng dưỡng mẹ, mẹ không nên có yêu cầu gì với Đảng và nhà nước."
Trong thời kỳ 3 năm khó khăn, chính quyền địa phương cấp cho bà thẻ ưu tiên, được cung cấp thực phẩm như người nước ngoài. Bà chỉ cho các con mua một xuất của mình, không được mua nhiều. Có một lần bà ốm nặng, người của ủy ban khu phố chủ động đến nhà nói với bà: "Tiền thuốc của bà có thể thanh toán." Nhưng bà đã từ chối.
Bà nói với các con, bố có công với cách mạng, các con không có tư cách yêu cầu gì với tổ chức, phải tự phấn đấu. Bà có 5 người con, ngoài một người làm phiên dịch ở phòng kiều vụ cục công an th̀nh phố Cáp Nhĩ Tân ra, còn lại đều công tác ở BK. Được sự giáo dục của bà, những người con của bà không bao giờ khoe khoang công trạng của cha, các bạn bè và đôǹ nghiệp đều không biết họ là con liệt sĩ.
Bà A-gơ-la-phu-na luôn nhắc nhở các con, "tổ quốc của các con là TQ, đây là nhà của các con."Năm 1929, sau khi đến Cáp Nhĩ Tân, trong quyển hộ khẩu tên của bà viết bằng Trung văn là Trương A-gơ-la-phu-na, sau đó mỗi khi thay hộ khẩu, bà đều để ý xem quốc tịch viết có đúng không. Quốc tịch của bà là TQ, dân tộc Nga, bà coi quê hương của chồng là quê hương của mình, bà thường nói với hàng xóm láng giềng, "tôi là người Sơn Đông". Bà không biết chữ TQ, nhưng nhất định phải đặt "Nhân dân nhật báo", nhìn những tranh ảnh trên báo để đoán xem nhà nước xẩy ra những sự kiện lớn gì.
. Bà A-gơ-la-phu-na thường nói, "những cái gì mà gió thổi đến thì rồi sẽ lại bị thổi đi, khi tôi nằm xuống ngủ, tay đặt lên tim, ngủ rất ngon giấc."Trước hki qua đời, bà thường nhớ tới đất nước Nga của mình. Con gái thương lượng với bà: "sau khi mẹ mất, chúng con an táng mẹ ở ngĩa trang Nga ở Cáp Nhĩ Tân nhé ." Bà không đồng ý, bà mắt ngấn lệ, mỉn cười nói, "mẹ có một yêu cầu nho nhỏ, mẹ không phải là Đảng viên Đảng cộng sản, nhưng sau khi mẹ qua đời, các con phủ lá cờ Đảng cộng sản TQ trên ngực mẹ, mẹ mong được đồng tâm với Đảng.
Ngày 19, tháng 9, năm 1978, bà A-gơ-la-phu-na đi hết chặng đường đời không bình thường của mình, vĩnh viễn nhắm mắt, xuôi tay, trong hội trường làm lễ truy điệu, mọi người đến viếng đông nghịt, ông Trương Thụy Lân chủ tịch ủy ban mặt trận tỉnh Hắc Long Giang đến đặt vòng hoa. Mọi người chú ý tới, trên ngực người mẹ già dân tộc Nga này có phủ lá cờ của Đảng cộng sản TQ đỏ chói. 1 2 3
|