Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-05-24 11:26:58    
Mối tình trên chiến trận của người phụ nữ Nga và người chồng TQ

cri

Bà A-gơ-la-phu-na không những quan tâm việc ấm no của ćac đồng chí như một người mẹ, và canh gác cho các đồng chí, mà còn bằng nhan sắc của mình, hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt mà tổ chức Đảng giao phó.

Sáng sớm ngày 24 tháng tư năm 1937, đợi các con ăn sáng xong, bà mới gọi các con lại, cho các con biết ông Vĩ đã bị bắt. . Lúc này người con lớn nhất mới có 15 tuổi, người con nhỏ nhất mới có một tuổi.

Sau hôm ông Vĩ bị bắt, người chủ nhà đã đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà. BÀ dẫn mấy đức con làng thang trên đường phố suốt một ngày, mới tìm được một gian nhà nhỏ trong xóm nghèo.

Ngày 26 tháng 7 năm 1937, ở phòng hình sự của trại giam Đạo Lý Cáp Nhĩ Tân, ông Vĩ bị tra tấn dã man nhưng vẫn kiên cường bất khuất, đã bị quân Nhật giết hại.

Trong thời kỳ Nhật xâm chiếm, người Nhật và người nước ngoài không phải ăn độn. Bà A-gơ-la-phu-na quốc tịch TQ, người TQ ăn thứ gì thì bà phải ăn cái ấy. Người của cục sự vụ Bạch Nga tìm bà, nói với "bà là người Nga, ra nhập cục sự vụ Bạch Nga, sửa thành người không có quốc tịch , thì được lĩnh bánh mỳ và đường trắng." Nhưng bà điềm nhiên trả lời: "tôi đã lấy người TQ, tôi ăn độn cũng ngon."Một phụ nữ Nga ở cùng xóm khuyên bà: "chị nên ra nhập hàng ngũ những người không có quốc tịch, như vậy sẽ có bánh mỳ mà ăn." Bà A-gơ-la-phu-na trả lời thẳng thắn: "Tôi không vì một miếng bánh mỳ mà bán rẻ linh hồn." Bà nói đi nói lại câu này hàng mấy lần, chị Trương Úy Vĩ người con gái thứ 3 của bà cho đến nay vẫn không sao quên được.

Một người phụ nữ nuôi dạy 5 đứa con, cuộc sống rất chật vật. Chị Trương Úy Vĩ còn nhớ, sau khi cha bị bắt, mẹ phải mang chiếc măng tô san duy nhất mang bán, mua ít bột mỳ làm bánh nướng có nhân kiểu Nga mang đi bán lấy tiền mua thức ăn cho các con ăn. Tết đến trong nhà lạnh như đóng băng, không có lấy một hạt gạo, mấy anh chị em nằm co ro trên giường đợi mẹ về. Bà A-gơ-la-phu-na vẫ đi giặt giũ và làm việc nhà cho người ta để kiếm tiền. Bà nói với chủ hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, mong ứng trước tiền lương, người chủ cho bà mấy miếng bánh mỳ, như vậy coi là đã được ăn tết. Vì không có tiền người con gái lớn và người con gái thứ hai phải nghỉ học, người con gái thứ ba đi học phải đưa em đi cùng. Giáo viên rất thông cảm với cảnh ngộ của hai chị em.

Để thờ chồng bà không đi thêm bước nữa, càng không muốn đi xin xỏ. Khi những vông nhân quốc tịch Liên Xô xây dựng "tuyến đường sắt Trung Đông" rút về Liên Xô bảo về cùng về, nhưng bà đã lựa chọn ở lại. Trong cuộc sống gian khổ bà luôn hát những bài hát của những nhà cách mạng sáng tác trong lúc bị đầy ở Xi-bê-ri năm xưa, cố gắng, kiên trì cho đến ngày thắng lợi. Bà A-gơ-la-phu-na nói với những người từng khuyên bà đổi quốc tịch rằng: "tôi đã đợi được đến ngày thắng lợi, người cách mạng của chúng tôi đã đến."

1  2  3