CRI : Thưa quý vị và các bạn, trong lúc nhân dân cả thế giới chúc mừng ngày chiến thắng phát xít tròn 60 năm, cái tên Trương A-gơ-la-phu-na trong tài liệu lịch sử Đảng ở Cáp Nhĩ Tân được cất giữ từ lâu, lại gợi lên trong ký ức của mọi người, 5 người con của bà lại càng tưởng nhớ người mẹ da diết. Vì người cha là Trương Tôn Vĩ, sau khi bị quân Nhật giết hại vào năm 1937, mẹ đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ , không những nuôi 5 đứa con lên người, mà còn không ngừng tích cực ủng hộ sự nghiệp cách mạng của TQ.
Cô gái Nga A-gơ-la-phu-na xinh đẹp và nết na sinh sống ở bang Shi-ta. Năm 1920, chĩnh ủy Trương Tôn Vĩ của tiểu đội người Hoa của Hồng quân bị thương trong trận với bọn Bạch phỉ, được sắp xếp đến dưỡng bệnh ở nhà A-gơ-la-phu-na.
Ông Trương Tôn Vĩ là người Sơn Đông TQ, năm 17 tuổi đến Vla-đi-xtốc, làm việc tại một nhà máy, trong cuộc cách mạng tháng 10 tham gia đội du kích, từng chiến đấu anh dũng với bạn bạch phỉ ở một số địa phương Nga và từng đến Lê-xin-grát. Trong khi chăm sóc người thanh niên TQ này bà A-ge-luo-phu-na đã bị sự cuốn hút của người thanh niên tràn đầy khí phách truyền thống của Phương Đông. Còn Trương Tôn Vĩ được sự chăm sóc tận tình chu đáo của người con gái Nga xinh đẹp, dịu dàng, cảm nhận được sự ấm cúng của gia đình, khiến hai ngừi không thể rời nhau .
Năm 1921, hai người bí mật chuyển đến thôn A-la-shi của TQ ở biên giới Trung Nga và kết hôn ở đó. Lấy nhua không được bao lâu, thì được tin anh trai bà bị Bạch phỉ giết hại, bà hết sức đau đớn quyết định cùng chồng chuyển vào nội địa TQ và nhập quốc tịch TQ.
Năm 1929, trong thời gian bọn quân phiệt đánh nhau hỗn loạn, ông Trương Tôn Vĩ đưa vợ và 3 đứa con đến Cáp Nhĩ Tân và liên lạc được với tổ chức bí mậ tcủa Đảng cộng sản ở Cáp Nhĩ Tân, năm 1931 ra nhập Đảng Cộng sản TQ.
Sau sự biến 18 tháng 9, nhà ông Vĩ là trạm liên lạc bí mật của tỉnh ủy, tỉnh ủy thường xuyên họp ở đây, những lúc này bà A-gơ-la-phu-na ở ngoài canh gácLúc đó cuộc sống rất khó khăn, nhưng ông Vĩ không bao giờ làm phiền tổ chức. A-gơ-la-phu-na đi giặt quâôn áo và giúp việc để thêm thắt cho cuộc sống gia đình, mấy đứa con thường phải chờ mẹ đi làm cả ngày để lấy tiền về mua ít thức ăn cho đỡ đói. Nhưng mỗi khi các đồng chí đến bà thường lấy chiếc tạp giề kiểu Nga gói đầy bánh mỳ, lạp sường để lên bàn, rồi giục các đồng chí "ăn đi còn làm việc" bằng tiếng Hán không được sõi lắm, còn 5 đứa con của bà lúc này đều kêu bụng đó meo, bà sợ các đồng chí nghe thấy, nên bảo các con đi ra ngoài.
1 2 3
|