Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-16 17:17:16    
"Chu dị" với Bát quái

cri

Cũng theo phương thức tư duy này để khảo sát sự biến đổi của sự vật, cho rằng mọi sự vật đều giống như bát quái luôn ở trong quá trình hoà hợp giữa âm và dương, trong vũ trụ không có thứ gì là vĩnh viễn không biến đổi. Phương thức tư duy Bát quái lại trở thành mô hình cơ bản trong quan sát, giải thích và xử lý sự biến đổi sự vật của người Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng sâu xa đối với triết học, tôn giáo, toán học, thiên văn khí tượng học, y học, lý luận chính trị, văn học nghệ thuật và sử học của Trung Quốc. Ví dụ như "Dị truyền" coi cội nguồn của Bát quái là "Thái cực", cho rằng Thái cực sinh ra Lưỡng nghi và Bát quái, đã trải qua quá trình diễn biến. Các nhà triết học dựa vào đó đã đề ra thuyết hình thành vũ trụ lấy Thái cực làm bản nguyên và thuyết bản thể. Ví dụ khác là Đạo giáo-một tôn giáo vốn có của Trung Quốc đã dựa vào qui luật biến đổi của quẻ để nói về quá trình thuật luyện Đan và luyện khí công. Các nhà thiên văn khí tượng đã dựa vào qui luật âm dương cùng tồn tại, lấy Bát quái đại diện cho 8 phương và bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, kết hợp thời gian và không giản để giái thích về qui luật biến đổi tiết trời trong năm ở lục địa Trung Quốc. Nhà thiên văn học đời Nhà Hán Trương Hoành lại dựa vào phương hướng của Bát quái và "Dị truyền" đề ra thuyết cảm ứng "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" và phát minh ra khí cụ đo địa chấn. Nhà toán học thời Ngụy Tấn Lưu Huy đã được gợi ý từ qui luật biến hoá âm dương, coi tròn là dương, coi vuông là âm đề ra thuật chia cắt hình tròn, đây là một đóng góp quan trọng cho hình học. Còn đối với các nhà y học Trung Quốc, đặc biệt là danh y đời nhà Minh Trương Giai Tân tiêu biểu cho trường phái Y dịch đã dựa vào sự biến hóa của quẻ và qui luật bổ khuyết cho nhau để khảo sát phủ tạng của con người và quá trình biến đổi các chức năng, đề ra thuyết y học điều trị biện chứng, đây là một đóng góp quan trọng cho nền y học Trung Quốc. Các nhà văn học-nghệ thuật Trung Quốc, chẳng hạn như Lưu Tư thời Nam Bắc triều.. lại lấy sự hài hoà giữa âm và dương và sự bổ khuyết giữa cương và nhu để làm nguyên tắc mỹ học cho sáng tạo nghệ thuật và đánh giá các tác phẩm văn học nghệ thuật. Các nhà chính trị có tầm nhìn xa trông rộng ở Trung Quốc, chẳng hạn như Khang Hữu Vi thời cận đại đã dựa vào qui luật biến hóa âm dương đề ra yêu cầu cách tân biến pháp, tuyên truyền lý luận "Nghèo phải biến, Biến sẽ thông". Các nhà sử học Trung Quốc còn dựa vào qui luật biến hóa của Bát quái để khảo sát quá trình hưng suy của các triều đại, sự rối ren chính trị và diễn biến văn minh của xã hội. Nhà sử học vĩ đại Tư Mã Thiên đã đề ra nguyên tắc chính trị học "Thông cổ kim chi biến", chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của "Chu dị".

Tóm lại, phương thức tư duy trong Bát quái đã tôi luyện năng lực tư duy lô-gíc, tư duy biện chứng, vun đắp lên ý thức tổng thể cũng như ý thức chuyển hóa đối lập, ý thức tương phản tương thành, ý thức hài hoà và cân đối của người Trung Quốc, đã xúc tiến sự phát triển và phồn vinh của nền văn hóa Trung Quốc, khiến cho nền văn minh Trung Hoa trở thành một ngọn cờ độc lập trong lịch sử văn minh thế giới, được các nhà triết học và khoa học có tầm nhìn xa trông rộng của phương tây đánh giá cao. Trí tuệ cao siêu này rất đáng cho chúng ta kế thừa và nêu cao.


1  2  3