Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-16 17:17:16    
"Chu dị" với Bát quái

cri
"Chu dị" là điển tịch dùng cho bói toán được hình thành trong thời Tây Chu, và lưu truyền cho đến ngày này đã gần 3 nghìn năm. Bộ điển tịch này trải quả sự giải thích của người đời sau đã hình thành một hệ thống Dị học đồ sộ, có ảnh hưởng quan trọng trong phát triển của nền văn hóa Trung Hoa. Do thịnh hành trong đời Nhà Chu nên mới gọi là "Chu dị".

Mọi sự bói toán đều phải dựa vào những thông tin nào đó. Những thông tin mà các thầy bói dựa làm cơ sở gọi là quẻ. Quẻ có hai loại: quẻ Bát quái hay còn gọi là Kinh quái hoặc đơn quái, đây là quẻ cơ bản. Một loại khác là 64 quẻ hay còn gọi là Biệt quái hoặc Trùng quái, là sự suy diễn của Bát kinh quái tức đôi đôi tương trùng và trở thành 64 quẻ.

Vậy thì "Chu dị" xem bói như thế nào? Theo các tài liệu "Tả truyền" và "Dị truyền" thì trước hết thông qua đếm que để được một quẻ nào đó, sau đó đối chiếu quẻ và lời chỉ dẫn tương ứng với quẻ này trong "Chu dị" để có được những thông tin, sau đó suy đoán sự việc lành hay dữ.

Vậy cần phải nhìn nhận như thế nào đối với thuật bói toán này? Sự "suy đoán" này có chính xác và tin cậy hay không? Đây là một vấn đề cổ xưa đáng bàn luận. Về việc này chỉ xin đề cập một ý kiến, đó là: các văn hiến giải thích về "Chu dị-" được hình thành trong thời Chiến Quốc tức "Dị truyền" coi thuật bói toán này là những kinh nghiệm nói về quá khứ, dự đoán điềm lành hay dữ trong tương lai. Theo cách nói này thì trong thuật bói toán có sự suy luận lô-gíc đơn giản. Cho rằng những sự việc được giải thích trong lời quẻ là tiền đề cho sự suy luận, đều là những kinh nghiệm cuộc sống quá khứ. Nếu đem so sánh với những việc muốn hỏi thì có sự gợi ý nào đó.

1  2  3