Người xưa dựa vào "Chu dị" để bói toán tuy không phải là sự dự đoán khoa học, nhưng nó có ảnh hưởng sâu xa cho nền văn hoá Trung Hoa. Bởi vì thuật bói toán này dựa vào sự suy diễn của toán học để có được một quẻ nào đó; dựa vào những kinh nghiệm quá khứ để suy đoán tương lai. Điều đáng chú ý là những sự việc được ghi trong quẻ là tiền đề cho sự suy luận đều thường khuyên mọi người chớ làm điều ác, nên làm điều thiện, hoặc dạy bảo con người ăn năn hối lỗi, uốn nắn lời nói và hành vi của mình để biến điều dữ thành điều lành.
"Chu dị" tuy là một thuật bói toán nhưng đã thể hiện lên ý thức lo xa và mong muốn biến dữ thành lành của người xưa trong khi gặp trắc trở, là sự kết tinh kinh nghiệm đời sống và mưu trí cầu sinh của người xưa. Chính vì vậy mà bộ điển tịch này đã trở thành một trong những cội nguồn về tư duy của dân tộc Trung Hoa và triết học của Trung Quốc.
"Dị truyền" đã khái quát thuyết âm dương từ mặt lý luận, cho rằng mọi sự vật kể cả quẻ đều mang 2 đặc tính âm và dương, đây là qui luật tồn tại và biến hoá của sự vật. Đặc tính song trùng này còn gọi là "Âm dương hợp đức", tức âm dương phối hợp và không thể mất đi được, sau này lại được phát triển thành "trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại". Dựa theo cách tư duy này để khảo sát thiên nhiên và xã hội, cho rằng Trời là dương, Đất là âm, khí Trời và khí Đất hoà hợp nên mới có sự trưởng thành của động thực vật. Nam giới là dương, Nữ giới là âm, Nam Nữ phôi hợp mới có sự truyền tiếp về sự sống của con người. Võ bị là cương, Văn giáo là nhu. Cương-Nhu bổ khuyết cho nhau mới có thể duy trì được sự ổn định và phồn thịnh của xã hội.
1 2 3
|