Nhưng theo đạo trưởng Pháp Vân 76 tuổi nói, tuy cung Vạn Thọ Đào Xuyên rộng đến 2 nghìn mét vuông, nhưng so với đạo quán trước đây thì còn kém xa.
"Đây là chỉ đạo quán cũ do triều nhà Tấn xây dựng ở đây, sau đó còn được xây sửa mở rộng thêm. Đào Hoa Nguyên trước kia có 48 dãy am miếu, chùa chiền kéo dài đến 5 dặm ".
Những chùa miếu trước kia nay không còn nữa, nhưng trước cung Vạn Thọ vẫn còn hai cây sam rỗng ruột. Hai cây cổ thụ nay không biết đã mấy năm tuổi cây, mà cành lá vẫn sum suê tươi tốt. Nó đã từng chứng kiến sự hưng thịnh của đạo giáo ở Đào Hoa Nguyên thời bấy giờ.
Hiện nay, công trình tu bổ đạo quán cổ vẫn đang tiến hành, đạo trưởng cung Vạn Thọ là người tinh thông đạo pháp, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước.Đã có rất nhiều nơi đến mời ông đi giảng pháp hoặc tuyên đoán về mai sau.
Đi vòng qua cung Vạn Thọ, dưới vách núi không xa là dòng sông Nguyên rộng lớn. Chúng tôi men theo đường mòn quanh co đến bên bờ sông, ở đây lại là một phong cảnh khác lạ. Dòng sông có một đường gấp khúc 90 độ, núi non trùng điệp ngả bóng trên mặt nước, chắng kém gì phong cảnh non nước Quế Lâm. Giữa lòng sông có mấy bãi bồi với từng đàn cò trắng đua nhau bay lượn. Chị hướng viên Chu Lệ Anh đứng trên ngôi lầu các nói với chúng tôi rằng, sông Nguyên có tua phong cảnh dài đến 60 km. Thủy Phủ các là nơi ngắm cảnh lý tưởng nhất:
"Thủy Phủ các được xây vào triều nhà Minh hơn 500 năm trước, bài vị được cung phụng ở đây là đạo trưởng Từ Hạm, cùng các tướng quân quản hủy và thần tài. Ngôi lầu các này cao ba tầng, đứng ở trên có thể ngắm toàn cảnh tươi đẹp của sông Nguyên".
Khi mặt trời sắp lặn, đứng trên Thủy Phủ các có thể nhìn thấy trên sông Nguyên có hai bóng mặt trời, như vậy trên trời dưới nước cùng lúc có ba mặt trời hết sức sống động, thật vô cùng kỳ diệu.
1 2 3 4
|