Mặc dù ngành du lịch hiện nay đã khiến nhiều du khách biết và tìm đến nơi đây, nhưng bầu không khí trong làng vẫn rất đìu hiu, quạnh vắng, phong tục tập quán trong làng vẫn rất mộc mạc, chất phác như xưa. Tôi đang bắt chuyện với một cụ bà ở trước sân nhà, thì cụ bèn đi vào trong nhà bưng ra một bát chè thơm phưng phức. Tôi còn chưa hiểu ra sao, thì một người bản xứ đi cùng giải thích rằng, đây là món chè Lôi nổi tiếng của người Tần, là nghi lễ cao nhất khi người Tần tiếp khách.
"Loại chè này được làm bằng gừng, gạo, lá chè tươi, vừng, lạc, đem giã mịn rồi nấu chín, ăn loại chè này có thể trừ phong, giải nhiệt và chữa cảm cúm".
Khi rỗi việc đồng áng, người làng Tần đều thích mời bè bạn thân thích đến chơi nhà, họ nấu chè Lôi, làm thêm mấy món ăn, rồi vừa ăn vừa hàn huyên tâm sự, thường thì kéo dài từ buổi sáng đến chập tối. Cuộc sống của họ thật ung dung, nhàn nhã.
Tại làng người Tần, chúng tôi thấy có một loại tre vuông rất kỳ lạ. Loại tre này thoạt trông là tre tròn, nhưng khi sờ tay lên mới biết nó là tre vuông. Loại tre này cũng rất cổ xưa như người làng Tần. Có nhiều ngôi nhà ở đây đều được dựng bằng loại tre này.
Rời khỏi làng người Tần, thì bỗng nghe tiếng trống nhạc từ núi Đào Nguyên vọng lại. Đây là các đạo sĩ ở Cung Vạn Thọ Đào Nguyên đang làm lễ cầu may. Tín ngưỡng tôn giáo ở đây có lịch sử lâu đời. Trước khi chưa xuất hiện phật giáo và đạo giáo, người địa phương vẫn sùng đạo " La Giáo", sau đó có đạo giáo mới chuyển sang theo đạo. Hàng nghìn năm nay, đã từng có dãy đạo quán kéo dài đến mấy dặm, hương hóa cực thịnh, nhưng đáng tiếc là vào mấy trăm năm trước đã bị chiến tranh tàn phá, nay chỉ còn lại những vết tích nham nhở. Vạn Thọ Cung Đào Xuyên hiện nay là một trong những đạo quán nguy nga, tráng lệ nhất được xây lại trên di chỉ cũ.
1 2 3 4
|