Trẻ nhỏ hay táy máy, có lúc là học theo người lớn . Chẳng hạn bố mẹ mua đồ, mến thử rồi mới mua, ban đầu bé đứng bên cạnh nhưng chưa chắc đã dám lấy ăn, nhưng nhiều lần rồi thì bé cũng nếm thử như người lớn, dần dần trở thành thói quen lấy đồ của người khác, tuy chỉ là những thứ lặt vặt, nhưng đã trở thành tật xấu. Tính táy máy của bé không phải là do những thói quen không tốt của bé gây nên, mà nguyên nhân là do bé tin tưởng vào người lớn, mà là vì trong thâm tâm bé thì người lớn làm việc gì cũng là đúng. Đây rõ ràng là sai lầm của người lớn.
Phải giúp con thoát khỏi sự cám dỗ.
Nếu không dạy dỗ đến nơi đến chốn thì không thể nên người. Ngày từ khi trẻ trên dưới một tuổi đã phải thiết lập cho bé một bộ quy tắc về hành vi đơn giản, rõ ràng, dễ thao tác, cho bé biết được lẽ phải trái, những việc gì nên làm, còn việc gì không nên làm. Tạo cho bé một môi trường thoải mái, nhưng không phạm lỗi, dần dần biết tự lập. Chẳng hạn khi ra ngoài chơi, những thứ gì không phải của mình không được tùy tiện lấy về . Lấy đồ của người khác phải được sự đồng ý của người chủ, người ta không đồng ý là không được động đến; Không nên người khác cho cái gì cũng lấy, mà phải hỏi bố mẹ cho phép lấy mới được lấy. Những trẻ nhỏ còn chưa được một tuổi, không hiểu hết được sự giải thích của người lớn, có thể trực tiếp dùng biện pháp khác để đánh lạc hướng sự chủ ý của trẻ; Nếu như bé đã lên 2-3 tuổi, có thể hiểu được những lý lẽ, cha mẹ có thể qua những những câu chuyện, để cho bé hiểu được nguyên nhân của sự việc. Có thể bé phạm cùng một sai lầm hàng mấy lần, lúc này cha mẹ phải giải thích cho đến khi bé hiểu được. Chú ý cố gắng không phương hại đến lòng tự trọng của bé.
Cái gì cần mua là phải mua, nhưng không nên nuông chiều bé , thấy cái gì là muốn cái ấy. Có những thứ, chẳng hạn như những thứ đồ chơi các bạn hầu như đều có. Nếu như trẻ không có những đồ chơi rất bình thường mà mình ưa thích, nhìn thấy các bạn chơi rất vui vẻ, mình thì lủi thủi một chỗ, trong lòng cảm thất thất vọng, ấm ức, dễ hình thành tính tự ti. Vì vậy, cái gì đáng mua nhất định phải mua. Bằng không , sự ức chế quá sẽ dẫn đến việc bé lấy đồ của người khác.
Khi bé lấy đồ của người khác mang về nhà, không nên nói bé ăn cắp. Tuyệt đại đa số trẻ nhỏ không phải vì muốn ăn cắp mà lấy đồ của người khác, chỉ vì trong lòng ham muốn mà thôi .
Nếu như bé không dám nhận bé lấy đồ của người khác, như nói"đây là bạn ấy cho con" thì cha mẹ không nên bắt bé phải nhận, để bé yên tâm, bé nói thật sẽ không bị phạt.
Sau khi biết được mình làm sai, cha mẹ đưa bé đi trả lại đồ cho bạn, và dạy con nói lễ phép: " tớ xin lỗi, không được sự đồng ý của bạn tớ đã lấy đồ chơi của bạn mang về nhà chơi, bây giờ tớ trả bạn, mong bạn thứ lỗi." 1 2 3
|