Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-07 13:06:22    
Không để cho con có thói quen táy máy

cri

5 điều sai lầm trong khi dạy bảo con cái.

Bé Miêu mới có một tuổi 4 tháng, nhưng rất có quyền hành trong gia đình, nói thế nào mọi người phải nghe vậy, muốn cái gì phải được cái nấy, bố mẹ, ông bà nội, ngoại đều chiều theo ý bé, cam tâm bỏ qua tất cả quy tắc trong gia đình. Ở nhà, hay mọi người trong họ nội ngoại đều chiều theo ý Miêu, nên bé không hề có khái niệm "không được", không biết phải trái. Bé muốn cái gì là cứ tự tiện lấy, mà không biết rằng tự lấy đồ của người khác là không được, là bị cảnh sát bắt. Bà bé Miêu thường nói câu: nó còn bé, lớn một chút là nó tự hiểu được. Thế nhưng người lớn không dạy bảo, thì bé làm sao mà biết được.

Khác với nhà bé Miêu, người nhà Lâm từ nhỏ đã chú ý khống chế những ưa thích của bé, không mua cho bé những thứ mà bé không cần thiết, cho bé biết nên vừa phải thôi. So với các bạn cùng lứa tuổi thì đồ chơi và quà vặt của bé Lâm không nhiều, mà mỗi loại đồ chơi chỉ có một cái, ô tô là thứ đồ chơi mà bé thích nhất cũng chỉ có 3 chiếc, với tính năng khác nhau. Khi bé ra sân nghịch đất cát với các bạn, muốn chơi chiếc xe ủi của bạn nhưng bạn không cho, bé đòi mua. Trước yêu cầu của bé, bố mẹ rất cương quyết và chỉ đơn giản một câu là không mua, khiến bé Lâm mới có hai tuổi khó chấp nhận. Việc không muốn cho con đòi gì được nấy không phải là sai, nhưng phải giải thích cho bé hiểu, nhân tiện có thể dạy cho bé cách trao đổi đồ chơi với bạn. Nếu như bố mẹ không mua, cũng không giải thích, bé sẽ cảm thấy thất vọng, rất có thể là sẽ đi lấy đồ của người khác. Đây thực tế là sự chống đối do bố mẹ quá khắt khe.

Có nhiều cháu bé tuy còn ít tuổi, nhưng tính tình lại rất nóng tính, nếu như bị oan uổng hay bị đối xử không công bằng, là không chịu đựng được, nhất định phải làm om lên cho cha mẹ biết tay. Chẳng hạn như bé cùng bạn chơi súng rồi cãi cọ nhau, bố mẹ hay cô giáo ở nhà trẻ bênh bạn kia, hoặc không hỏi rõ đầu đuôi đã giằng đồ chơi đưa cho bạn không đáng được, rồi phê bình bé. Bé bị khiển trách thấy mình oan uổng liền nghĩ cách phản kháng, phần nhiều là không nói không rằng lấy đồ chơi mang về nhà "cho mày không có mà chơi".

Bé Đồng xuyên những hạt cườm của mẫu giáo thành chiếc vòng tay mang về nhà, mẹ khen Đồng xuyên rất đẹp, nhưng nói với Đồng: "hạt cườm là của mẫu giáo, để các bạn trong lớp cùng chơi, con lấy về nhà thì các bạn khác không có mà chơi, ngay mai con nhất định phải mang trả . Sau này con phải nhớ,thứ gì không phải của mình thì không được lấy về, nếu con rất muốn chơi, thì con phải nói với cô giáo, xin phép mang về chơi một buổi tối rồi ngày mai mang trả. Bé Đồng không chịu nói: "bạn My cũng xuyên một xuyên một vòng tay , trong lớp còn nhiều lắm ." "Lớp còn nhiều con cũng không nên lấy, bạn My làm như thế là không ̣đúng. Thấy người khác làm việc gì là mình cũng muốn làm theo là cái tật của trẻ, bé không phân biệt được việc gì nên làm và việc gì không nên làm.

1  2  3