Tháng 4 năm 1984 , khi hội đàm với ngoại trưởng Anh Ji-vơ-ri Hao , đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu rõ : trong 13 năm quá độ chắc không phải yên lặng lắm . Có người muốn phá hoại và đã bắt đầu phát ra tín hiệu . Bây giờ ý thức tới việc này và đưa ra vấn đề là điều cần thiết .Chúng ta phải nhận thức rằng , trong thời kỳ quá độ có rất nhiều việc phải làm , cần sự hợp tác của cả hai bên . Vì vậy , đồng chí đề nghị với phía Anh là thành lập tiểu ban liên lạc chung Trung Anh tại Hồng Kông , tiểu ban liên lạc này có thể họp tại Bắc Kinh , Lôn Đôn và Hồng Kông . Qua nhiều lần thương lượng giữa hai bên , Anh đã chấp nhận đề nghị này . Nhiều mâu thuẫn và vấn đề cụ thể giữa TQ và Anh đã được giải quyết dưới hình thức tổ chức này . Chính vì làm theo những sắp xếp chu đáo của đồng chí Đặng Tiểu Bình , nhất là nhờ có hai vũ khí pháp luật mạnh mẽ là Tuyên bố chung Trung Anh và Luật cơ bản , TQ luôn luôn nắm quyền chủ động đấu tranh trong vấn đề trọng đại .
Mục đích giải quyết vấn đề Hồng Kông bằng phương châm ' một nước hai chế độ ' , có nghĩa là vừa phải thu hồi Hồng Kông , lại phải duy trì sự phồn vinh và ổn định của Hồng Kông . Đồng chí Đặng Tiểu Bình hết sức quan tâm tới sự quá độ bình ổn của Hồng Kông , để thật sự đảm bảo phồn vinh và ổn định lâu dài của Hồng Kông sau khi trở về với TQ .
Năm 1984 , bà Thát-trơ sang TQ để ký Tuyên bố chung Trung Anh , đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đi sâu trình bày với bà chỗ dựa và điểm xuất phát về chính sách Hồng Kông của TQ . Đồng chí nêu rõ, nếu giải quyết vấn đề Hồng Kông qua phương thức hòa bình thì vừa phải xem xét đến tình hình thực tế của Hồng Kông , lại phải xem xét đến tình hình thực tế của TQ và của Anh . Đối với vấn đề Hồng Kông , chỉ có phương châm ' một nước hai chế độ ' là ba bên đều có thể chấp nhận được , tức là cho phép Hồng Kông tiếp tục thực thi chủ nghĩa tư bản , bảo lưu vị thế của cảng tự do và trung tâm tiền tệ , ngoài ra không còn biện pháp nào khác .
1 2 3 4 5
|