6. Biên soạn Bộ Cổ Kim Đồ Thư Tập Thànhvà BộTứ Khố Toàn Thư.
Một nội dung quan trọng của "Khang Ung Càn Thịnh Thế" là sự nghiệp văn hóa và giáo dục phát triển thịnh vượng. Tiêu biểu nhất là biên soạn Bộ Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành vào thời Khang Hi và Bộ Tứ Khố Toàn Thư vào thời Càn Long.
Bộ Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành do quan văn Trần Mộng Lôi biên soạn từ tháng 10 năm 40 thời Khang Hi tức năm 1701, đến tháng 4 năm 45 tức năm 1706. Trần Mộng Lôi đã đọc hơn 15 nghìn cuốn sách các Tử Tập Kinh Sử trong thời cổ và bước đầu soạn thành Bộ Cổ Kim Đồ Thư Hối Biên. Khang Hi rất coi trọng Bộ sách này và đặc biệt ban tên Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành. Sau khi Trần Mộng Lôi ốm chết, Ung Chính lại cử Tưởng Đình Tích hiệu chính và hoàn tất Bộ sách này vào năm 1726.
Bộ Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành gồm 10 nghìn cuốn, riêng phần mục lục có 40 cuốn, nghe nói cả thảy 160 triệu chữ, là Bộ sách chỉ đứng sau Bộ Vĩnh Lạc Đại Điện thời đầu nhà Minh. Nhưng Bộ Vĩnh Lạc Đại Điệnđã thất lạc và số để lại không còn là bao, nên BộCổ Kim Đồ Thư Tập Thành đã trở thành một bộ sách lớn nhất của thời cổ TQ, được coi là Bộ Đại Bách Khoa Toàn Thư Cổ Đại TQ. Nội dung của Bộ sách này rất phong phú, gồm tư liệu về Kinh Sử Tử Tập, viết từ thời thượng cổ cho đến thời Khang Hi, nội dung đề cập tới thiên văn, địa lý, sự ký các triều đại, sản xuất kinh tế, tư tưởng văn hóa, điển chương chế độ, nhân vật truyện ký, thảo mộc cầm trùng, toán học phương Tây v.v..
Bộ Tứ Khố Toàn Thưdo Vua Càn Long đích thân tổ chức biên soạn, đã hoàn tất trên cơ sở thu thập và chỉnh lý quy mô của nhiều cuốn sách.
Tháng 2 năm 38 thời Càn Long tức năm 1773, Vua Càn Long quyết định biên soạn Bộ sách này theo cách phân loại 4 khố: Kinh Sử Tử Tập, và khi thành sách sẽ mệnh danh là Tứ Khố Toàn Thư.Để cất giữ Tứ Khố Toàn Thư, Vua Càn Long còn ra lệnh phỏng theo kiểu "Thiên Nhất Các" – nơi tàng trữ sách của người họ Phạm tại Ninh Ba Chiết Giang, lần lượt xây Văn Tân Các tại Sơn trang Nghỉ mát Thừa Đức, xây Văn Nguyên Các tại Viên Minh Viên ở phía tây Bắc Kinh, xây Văn Uyên Các tại Tử Cấm Thành và xây Văn Sóc Các tại Thịnh Kinh Thẩm Dương , gọi là "Bắc Tứ Các"; lại xây Văn Tông Các tại Trấn Giang, xây Văn Hối Các tại Dương Châu và xây Văn Lan Các tại Hàng Châu, gọi là "Nam Tam Các".
Bộ Tứ Khố Toàn Thư bắt đầu biên soạn từ tháng 2 năm 38 thời Càn Long tức năm 1773 và hoàn tất vào cuối năm 46 thời Càn Long tức năm 1781. Theo thống kê, có 79 nghìn 309 cuốn thuộc 3461 loại sách đã được thu vào Tứ Khố Toàn Thư, chia đóng thành 36 nghìn 300 quyển với 6752 hòm. Ngoài thu vào 3461 loại ra,Tứ Khố Toàn Thư còn 6793 loại sách có mục lục nhưng chưa thu vào, tổng số là 10 nghìn 254 loại.Tứ Khố Toàn Thư sau khi soạn xong gồm 7 Bộ, lần lượt được cất giữ tại "Bắc Tứ Các" và "Nam Tam Các", hiện nay còn 4 Bộ được bảo tồn hoàn chỉnh.
Việc biên soạn Bộ Tứ Khố Toàn Thư có ý nghĩa quan trọng, công lao về bảo tồn, chỉnh lý, tổng kết và truyền bá di sản văn hóa thời cổ TQ là không bao giờ phai mờ. Bộ Tứ Khố Toàn Thư với nội dung phong phú, có thể nói là đã tập hợp đủ loại sách cổ TQ. Khi thu tập sách, Bộ Tứ Khố Toàn Thư đã tập trung tuyển chọn hàng loạt sách đến từ dân gian và Bộ Vĩnh lạc Đại Điện cũng như nhiều sách được tàng trữ phong phú, nên Bộ sách này đã hơn hẳn các Bộ sách cùng loại về phạm vi cũng như chất lượng. Hơn nữa, Bộ Tứ Khố Toàn Thư cũng không phải hoàn toàn cất giữ tại Ngự viên Cung đình, trong đó có 3 Bộ được cất giữ tại Trấn Giang, Dương Châu và Hàng Châu, tiện cho độc giả tra cứu. Ngoài ra, cuốn "Tóm Tắt Mục Lục Chung Tứ Khố Toàn Thư" của Bộ Tứ Khố Toàn Thư cũng có ảnh hưởng to lớn, có thể nói đây là một trước tác điển hình của môn mục lục học thời cổ TQ, đã trở thành chỉ nam cho việc nghiên cứu học vấn thời lúc đó. "Cách Phân Loại Tứ Khố" của Bộ sách này hầu như đã trở thành cách phân loại thống nhất của thời lúc đó và thời sau này. Đây là ý nghĩa tích cực của việc biên soạn Bộ Tứ Khố Toàn Thư. 1 2 3 4
|