1. Chú thích về "Khang Ung Càn Thịnh Thế"
Sau thời Thuận Trị, nhà Thanh đã liên tiếp xuất hiện 3 vị quân chủ phấn đấu tự cường, đó là Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Vua Khang Hi trong ngôi 61 năm (1662 -- 1722), Vua Ung Chính trong ngôi 13 năm (1723 -- 1735) và Vua Càn Long trong ngôi 60 năm (1736 --1795), cả thảy là 134 năm. Nói cách sơ lược, thời đại Khang-Ung-Càn là giai đoạn thịnh vượng của triều đình nhà Thanh, nên gọi là "Khang Ung Càn Thịnh Thế". Thành tựu và tiêu chí chủ yếu của "Khang Ung Càn Thịnh Thế" có thể thâu tóm trong 3 mặt: Một là, xây dựng nhà nước nhiều dân tộc thống nhất và củng cố hơn bao giờ hết; Hai là, nông nghiệp – cội nguồn dựng nước được khôi phục và phát triển, đã xuất hiện xã hội và kinh tế phồn vinh; Ba là, sự nghiệp văn hóa giáo dục thịnh vượng phát triển.
2. Khang Hi, Ung Chính, Càn Long hiếu học, liêm chính
Khang Hi, Ung Chính và Càn Long đều là những ông Vua có nhiều tài hoa, về học vấn: thông thái hiểu rộng, uyên bác Mãn Hán văn; về chính trị: chăm lo việc nước, hoài bão lớn lao, phấn đấu tự cường, cần mẫn liêm khiết và đều có công trạng hiển hách. Đây là nguyên nhân quan trọng của "Khang Ung Càn Thịnh Thế". Trong 3 người, Vua Khang Hi trội nhất. Khang Hi hiếu học suốt đời, tinh thông Mãn Hán văn, uyên bác kinh sử. Hơn nữa, Ông có hoa tay, chữ viết rất đẹp, từ nhỏ hâm mộ thư pháp, mỗi ngày tập viết hàng nghìn chữ, chưa hề gián đoạn. Tuân theo truyền thống tổ tiên, từ nhỏ học cưỡi ngựa bắn cung, mê võ thuật săn bắt. Điều đáng quý là say sưa với môn khoa học tự nhiên và dày công nghiên cứu. Khang Hi có vốn kiến thức sâu rộng, đạt trình độ khá cao thậm chí trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, địa lý, đo lường, y học, nông học, thực vật, viên lâm, kỹ nghệ công trình cũng như cải tạo sông ngòi v.v..
Khang Hi đã nêu gương cho các vua đời sau nhà Thanh về liêm chính. Sau khi lên ngôi, Ông lập tức đưa việc Ngự môn Thính chính vào chế độ thiết triều hằng ngày. Nơi Thính chính là cửa Càn Thanh Môn Cố Cung, ngoài cửa bày đặt Ngai vua, bình phong và cái bàn để chiêu chướng. Sáng nào Ông cũng đến Ngự môn Thính chính, một là để nghe các bộ ban Nha môn chiêu tâu chính sự, hai là cùng các Đại học sĩ và Học sĩ bàn thảo cũng như xử lý các bản chướng. Do Khang Hi đến Ngự môn rất sớm, nên khiến các quần thần không khỏi kêu ca. Song Ông kiên trì Thính chính, nên đã gây dựng tác phong liêm chính và có ảnh hưởng sâu xa cho các đời vua nhà Thanh sau khi nhập quan.
Dưới sự hun đúc, ảnh hưởng và giáo dục của Khang Hi, Vua Ung Chính và Càn Long cũng noi gương và cần mẫm việc nước, giỏi chữ Mãn Hán và có rộng kiến thức về kinh sử thơ ca, đồng thời cũng có sở thích về thư pháp. Tuy học vấn của Ung Chính chưa bằng Khang Hi, song lại trội hơn Vua cha về liêm chính. Miệt mài việc nước, ngày cũng như đêm. 13 năm trong ngôi, Ung Chính ít nhất đã phê duyệt hơn 23 nghìn sớ tấu mật, còn các sớ tấu khác thì nhiều vô kể.
Từ khi kế vị, Vua Càn Long luôn luôn noi gương Ông nội Khang Hi, mọi việc triều chính, đều đích thân thực hành, cần mẫm tận tụy.
1 2 3 4
|