Về cách chữa bệnh, Ông Trương Trọng Cảnh đã sáng tạo 8 cách là: Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Ôn, Thanh, Bổ và Tiêu, được người đời sau gọi là "Bát Pháp". Đây là "Luận Trị".
Cách Hãn là dùng thuốc làm cho người bệnh ra mồ hôi. Cách Thổ là dùng thuốc khiến người bệnh nôn mửa chất độc và thức ăn khó tiêu trong dạ dày. Cách Hạ là dùng thuốc uống hay thuốc bôi ngoài khiến người bệnh tháo dạ. Cách Hòa là điều hòa và hóa giải, dùng thuốc khá ôn hòa để giảm nhẹ bệnh tình. Cách Ôn là dùng thuốc ôn nhiệt trợ giúp dương khí và trừ khử hàn tà. Cách Thanh là dùng thuốc hàn mát chữa bệnh nhiệt nóng bên trong. Cách Bổ là dùng thuốc bổ khí huyết âm dương tạng phủ không đủ để khôi phục cân bằng âm dương hoặc phù chính khử tà. Cách Tiêu là dùng thuốc tiêu dẫn và tan kết đọng để chữa các chứng đầy hơi, ngưng nước, đọng máu, tích thực v.v..
Cuốn"Thương Hàn Tạp Bệnh Luận"cũng có thành tựu nổi bật về mặt dùng thuốc, cả thảy đã ghi 375 bài thuốc và 214 loại thuốc, còn quy định khá nghiêm ngặt khi pha chế, lượng thuốc, thay đổi hay thêm bớt của loại thuốc. Ông Trương Trọng Cảnh được các người đời sau gọi là Ông Tổ của Phương Tế Học, đến nay một số bài thuốc vẫn còn sử dụng.
Cuốn"Thương Hàn Tạp Bệnh Luận"đã tổng kết một cách hệ thống lý luận Y Học và kinh nghiệm chữa bệnh lâm sàng trước đời nhà Hán, đã đặt cơ sở cho Trị Liệu Học Trung Y, người đời sau có cách nói:"Lý có"Nội Kinh", Pháp nhờ Trọng Cảnh". Trong thời kỳ hơn 1700 năm sau, cuốn sách này không ngừng được chỉnh lý và chú giải, theo thống kê có đến hơn 700 trước tác nghiên cứu. Cuốn"Thương Hàn Tạp Bệnh Luận" lưu truyền ra nước ngoài, trong đời nhà Đường, tăng lữ văn học Nhật đem cuốn sách này về Nhật, đã gây ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của cuốn"Hán Phương Y"của Nhật. 1 2 3 4 5 6 7
|