Nói đến Danh Y thời cổ Trung Hoa, có lẽ được mọi người thân quen nhất là Thần Y – Hoa Đà.
Trong tác phẩm cổ điển nổi tiếng"Tam Quốc Diễn Nghĩa", câu chuyện ly kỳ về Hoa Đà "cạo xương khử độc" cho Quan Vân Trường, hầu như già trẻ gái trai đều biết. Trong khi kính trọng Quan Vân Tường, mọi người cũng rất khâm phục y thuật tài giỏi của Hoa Đà.
Theo ghi chép của"Tam Quốc Diễn Nghĩa": Hoa Đà tự Nguyên Hoa, là người huyện Tiêu nước Bái thời Đông Hán, sinh thời vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 3.
Hoa Đà không những hành nghề y, mà còn là vị học giả. Để trau giồi Kinh điển Nho học, hồi trẻ từng du học tại vùng Sơn Đông ngày nay và đã thuộc lòng nhiều loại Kinh Thư Nho Học.
Sau vào giữa đời Đông Hán, chính trị ngày một suy đồi, tập đoàn Ngoại tộc và Hoạn quan lần lượt thao túng triều chính.
Trước thực tế đen tối này, Hoa Đà đã rời bỏ hoài bão chính trị. Không thực hiện được lý tưởng chính trị, nhưng Hoa Đà cũng không sờn lòng, Ông đã lao vào nghiên cứu Y Học với tài trí thông minh và tinh lực suốt đời.
Hoa Đà dày công tìm tòi và nghiên cứu nhiều sách Y Học của các đời trước để lại, đồng thời siêng năng học hỏi, sưu tầm sâu rộng các đơn thuốc dân gian, không ngừng kiểm nghiệm, tổng kết và nâng cao trong quá trình chữa bệnh cứu người, qua sự cố gắng bền bỉ , cuối cùng Hoa Đà đã trở thành một Danh Y có tài nghệ toàn diện và thông hiểu khoa nội, khoa ngoại, khoa phụ và khoa nhi.
Hoa Đà khéo quan sát diện mạo, thần sắc người bệnh, qua đó chẩn đoán nặng nhẹ tốt xấu của bệnh tình.
Nghiêm Hân , người Diêm Độc, cùng nhiều người khác chờ đợi Hoa Đà. Vừa gặp mặt, Hoa Đà hỏi: "Ông cảm thấy trong người thế nào?" Nghiêm Hân đáp: "Vẫn như thường ngày". Hoa Đà nói: "Nhìn sắc mặt thấy ông có bệnh cấp tính, chớ nên uống rượu nhiều". Trên đường về nhà sau buổi gặp, Nghiêm Hân mới đi được vài dặm đã hoa mắt chóng mặt và ngã xuống xe, được người cùng đi dìu về nhà và qua đời vào tối cùng ngày.
Hoa Đà không những giỏi chữa bệnh cấp tính, mà còn dự đoán chính xác thời gian tái phát cùng loại bệnh, nhắc nhở người bệnh sớm chuẩn bị và chữa trị.
Trần Đăng , quan Thái Thú Quảng Lăng buồn bực trong lòng, không chịu ăn uống. Sau khi bắt mạch, Hoa Đà nói: "Dạ dày ông có bệnh do ăn nhiều đồ tanh sống gây nên". Rồi tức khắc sắc thuốc cho Trần Đăng, khoảng thời gian một bữa cơm sau khi uống thuốc, Trần Đăng quả nhiên đã nôn ra nhiều cá sống chưa tiêu và cảm thấy mình mẩy nhẹ nhõm hẳn lên. Hoa Đà nói: "3 năm sau bệnh này sẽ còn tái phát, nếu gặp lương y thì ông sẽ được cứu". 3 năm sau, Trần Đăng tái phát bệnh cũ, không may Hoa Đà đi vắng, Trần Đăng đã chết vì bệnh này.
1 2 3 4 5 6 7
|