Song lý luận Y Học của cuốn"Nội Kinh" rất huyền bí, cho nên ứng dụng lý luận Y Học trong cuốn"Nội Kinh"vào việc chữa bệnh lâm sàng, nhất là vận dụng các bài thuốc hay được lưu truyền trong dân gian vào thực tế, là một vấn đề bức xúc cần được giải quyết.
Ông Trương Trọng Cảnh đã hấp thụ đầy đủ thành quả Y Học của các đời trước, lại khiêm tốn học hỏi các bài thuốc hay lưu truyền trong dân gian, "bác thái chúng phương", đã bước đầu tổng kết nguyên tắc "Biện Chứng Luận Trị" và viết thành cuốn"Thương Hàn Tạp Bệnh Luận". Đến đời nhà Tống, có người tách phần tạp bệnh ra khỏi"Thương Hàn Tạp Bệnh Luận", soạn thành cuốn"Kim Quỹ Yếu Lược", cuốn"Thương Hàn Luận"và cuốn"Kim Quỹ Yếu Lược" đã được lưu truyền đến nay.
Ông Trương Trọng Cảnh chia bệnh ngoại cảm thành 6 loại theo đặc trưng cơ bản, đó là bệnh thái dương, bệnh dương minh, bệnh thiếu dương, bệnh thái âm, bệnh thiếu âm và bệnh quyết âm. 3 âm 3 dương gồm 6 loại bệnh, mỗi loại đều có cách chữa riêng và đều có chủ chứng phản ánh tình hình cơ chế bệnh lý, chẳng hạn như chủ chứng của bệnh thái dương là sợ lạnh, sốt nóng, đau khớp v.v., chủ chứng của bệnh thiếu dương là miệng đắng, cổ khô, mắt hoa v.v.. Như vậy, theo tình hình người bệnh có thể xác định thuộc loại bệnh gì. Đây là biện chứng.
Ông Trương Trọng Cảnh nhìn nhận sự diễn biến của bệnh tình bằng quan điểm biện chứng chất phác, cho rằng 6 loại bệnh này không phải cô lập, bệnh chứng theo bệnh tà khác nhau, thể chất người bệnh khỏe hay yếu, thời gian chữa bệnh cũng như biện pháp thích đáng hay không v.v. có thể chuyển hóa cho nhau, Ông coi hai loại bệnh chứng cùng xuất hiện là "Hợp Bệnh", hai loại bệnh chứng lần lượt xuất hiện là "Bính bệnh", chẩn sai chữa sai là "Hoại Bệnh", lần lượt chữa bằng các thang thuốc khác nhau.
Để phân tích bệnh tình một cách tường tận và khoa học, nắm được cả quá trình bệnh tật, chăm chú theo dõi nguyên nhân, thời gian phát bệnh, trạng thái lúc đầu, trạng thái thay đổi và hiệu quả chữa trị, Ông Trương Trọng Cảnh đã nêu ra phương pháp biện chứng được các người đời sau gọi là "Bát Cương", đó là Biện Âm Dương, Định Trong Ngoài, Chia Hư Thực, Biện Hàn Nhiệt.
Trong thời Chiến Quốc, cách chuẩn đoán: Vọng, Văn, Vấn, Thiết , tức nhìn, ngửi, hỏi, bắt mạch,được người ta gọi là phương pháp "Tứ Chẩn" đã định hình, trong cuốn"Hoàng Đế Nội Kinh" cũng có ghi chép tường tận. Kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh của mình, Ông Trương Trọng Cảnh đã nâng cao môn Chẩn Đoán Học tới một trình độ mới, đã cung cấp bằng chứng cho việc Luận Trị Biện Chứng.
1 2 3 4 5 6 7
|