Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Toàn văn bản Báo cáo của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại hội đại biểu lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc -- III
   2007-11-20 15:41:02    cri
III/ Quán triệt thực hiện Phát triển quan khoa học.

Cần phải kiên trì sự chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng "ba đại diện" đi sâu quán triệt thực hiện Phát triển quan khoa học trong tiếp tục xây dựng toàn diện xã hội khá giả, phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong giai đoạn phát triển mới.

Phát triển quan khoa học là sự kế thừa và phát triển tư tưởng quan trọng về phát triển của tập thể lãnh đạo Trung ương ba thế hệ của Đảng, là sự thể hiện tập trung của thế giới quan và phương pháp luận về phát triển của chủ nghĩa Mác, là lý luận khoa học vừa kế thừa chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng "ba đại diện" là tiến cùng thời đại, là phương châm chỉ đạo quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, là tư tưởng chiến lược trọng đại cần phải kiên trì và quán triệt trong phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Phát triển quan khoa học được đề ra là xuất phát từ tình hình cơ bản trong nước trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tổng kết thực tiễn phát triển của nước ta, tham khảo kinh nghiệm phát triển của nước ngoài và thích ứng với yêu cầu mới. Bước vào thế kỷ mới, giai đoạn mới, sự phát triển của nước ta thể hiện một loạt đặc trưng mới mang tính giai đoạn, chủ yếu là: thực lực kinh tế được tăng cường rõ rệt trong khi trình độ chung của lực lượng sản xuất còn chưa cao, năng lực sáng tạo tự chủ còn chưa mạnh, mâu thuẫn mang tính kết cấu và phương thức tăng trưởng kiểu quảng canh được hình thành lâu nay vẫn chưa được thay đổi về căn bản; thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa bước đầu được thành lập trong khi những trở ngại về thể chế và cơ chế ảnh hưởng tới sự phát triển vẫn tồn tại, cải cách đứng trước các mâu thuẫn và vấn đề về chiều sâu; đời sống nhân dân đạt tới mức khá giả về tổng thể trong khi phân phối thu nhập có xu thế mở rộng vẫn chưa được xoay chuyển về căn bản, vẫn còn một số lượng tương đối những người nghèo khó và có thu nhập thấp ở thành thị và nông thôn, độ khó trong việc tính toán tổng thể và chiếu cố tới lợi ích các mặt gia tăng; sự phát triển nhịp nhàng thu được thành tích nổi bật, cục diện cơ sở hạ tầng nông nghiệp yếu kém và sự phát triển nông thôn tụt hậu vẫn chưa được xoay chuyển, nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực cũng như thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhịp nhàng vẫn rất gian nan; nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển, phương châm chiến lược cơ bản quản lý đất nước theo pháp luật được quán triệt vững chắc, việc xây dựng nền pháp chế dân chủ vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mở rộng dân chủ nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội, cải cách thể chế chính trị đòi hỏi phải tiếp tục sâu sắc; nền văn hóa xã hội chủ nghĩa càng thêm phồn vinh, đòi hỏi văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng sôi động, tính độc lập, tính lựa chọn, tính đa dạng và tính khác biệt trong tư tưởng của mọi người được tăng cường rõ rệt, nêu ra yêu cầu cao hơn đối với phát triển nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa; sức sống xã hội được tăng cường rõ rệt, bố cục về kết cấu xã hội, hình thức tổ chức xã hội và lợi ích xã hội đang có sự biến đổi sâu sắc, việc xây dựng và quản lý xã hội đứng trước nhiều đề tài mới; mở cửa đối ngoại ngày càng rộng mở, đồng thời cũng đứng trước sự cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, áp lực các nước phát triển chiếm ưu thế về kinh tế, khoa học và kỹ thuật sẽ tồn tại lâu dài, những rủi ro có thể dự kiến và khó dự kiến gia tăng, đòi hỏi tính toán tổng thế sự phát triển trong nước và mở cửa đối ngoại càng cao hơn.

Những tình hình này chứng minh trải qua sự nỗ lực bền bỉ từ ngày thành lập nước đặc biệt là từ cải cách mở cửa đến nay, nước ta đã thu được những thành tựu phát triển được cả thế giới ghi nhận, từ lực lượng sản xuất đến mối quan hệ sản xuất, từ cơ sở kinh tế đến xây dựng thượng tầng kiến trúc đều đã có sự biến đổi quan trọng có ý nghĩa sâu xa, tuy nhiên, tình hình cơ bản nước ta vẫn ở trong và trường kỳ ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn không thay đổi, mâu thuẫn giữa đòi hỏi về vật chất và văn hóa ngày càng gia tăng của nhân dân với lực lượng sản xuất lạc hậu-một mâu thuẫn chủ yếu của xã hội vẫn không thay đổi. Đặc trưng mang tính giai đoạn trong phát triển của nước ta hiện nay là sự biểu hiện cụ thể trong thế kỷ mới, giai đoạn mới của tình hình cơ bản trong nước vẫn ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Việc nhấn mạnh phải nhận thức rõ tình hình cơ bản trong nước vẫn ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội không phải là tự coi nhẹ mình, cam chịu lạc hậu, cũng không phải là xa rời thực tế, nôn nóng hoàn thành mà phải kiên trì coi nó là cơ sở căn bản để thúc đẩy cải cách, vạch kế hoạch phát triển. Chúng ta cần phải luôn luôn duy trì sự tỉnh táo, xuất phát từ thực tế lớn nhất là đang ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, phân tích một cách khoa học những cơ hội mới và thách thức mới của nước ta tham gia toàn diện toàn cầu hóa kinh tế, nhận thức toàn diện tình hình mới, nhiệm vụ mới phát triển vào chiều sâu của công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hoá, thị trường hóa và quốc tế hóa, nắm vững những đề tài mới và mâu thuẫn mới đặt ra cho sự phát triển của chúng ta, tự giác hơn nữa đi con đường phát triển khoa học, gắng sức mở ra tương lai phát triển rộng lớn hơn cho chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

1 2 3 4