Để thông tin về Trung Quốc với thế giới bên ngoài một cách chân thực và toàn diện hơn, kể từ năm 1980 Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã lần lược thành lập Cơ quan thường trú tại nước ngoài. Ông Uông Tác Châu 70 tuổi, biên tập viên cao cấp là một trong số phóng viên thường trú tại nước ngoài đợt đầu tiên của Đài quốc tế. Ông nói:
"Cần phải nói rằng chúng tôi đã tác nghiệp ngay trong ngày thành lập Cơ quan thường trú, khắc phục mọi khó khăn trở ngại, đưa tin kịp thời, có thể nói đã thu được hiệu qủa "dựng sào thấy bóng", có rất nhiều bằng chứng để chứng minh điều này. Tôi đã tham gia đưa tin về Áp-ga-ni-xtan ký Hiệp định hoà bình tại Giơ-ne-vơ, lúc đó chỉ còn hơn 20 phút là đến giờ phát chương trình".
Phóng viên của Đài quốc tế được cử đi thường trú tại nước ngoài hết đợt này đến đợt khác. Chị Lưu Tố Vân từng là phóng viên thường trú tại Giê-ru-xa-lem, đã đưa rất nhiều tin trong tiếng bom nổ của cuộc xung đột giữa Pa-le-xtin và I-xra-en. Chị nói:
"Tháng 10-2000 khi cuộc xung đột giữa Pa-le-xtin và I-xra-en mới bùng nổ, chủ yếu là tập trung ở Ga-da và Khu Bờ Tây, tôi đã mang theo một lá Quốc kỳ 5 sao tới Ga-da. Chúng tôi lúc đó tận mắt chứng kiến những người Pa-le-xtin trúng đạn nằm xuống, dòng máu đỏ tươi chảy từ vết thương. Khi đó họ chỉ cách chúng tôi có vài mét, bởi vậy tôi có một cảm giác là "sự sống và cái chết" rất gần với chúng tôi, rất có khả năng tai họa sẽ ấp xuống đầu chúng tôi vào bất cứ lúc nào. Trong mấy năm làm phóng viên thường trú, tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh tượng bắn giết này".
Hiện nay Đài quốc tế có 29 Cơ quan thường trú tại các nơi trên thế giới.
Hàng ngày chúng tôi phát thanh với thế giới bằng 43 thứ tiếng với thời lượng hơn 1100 giờ. Bất kể về thứ tiếng phát thanh, thời lượng hay số lượng thư thính giả, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đều đứng trong hàng ngũ Đài Phát thanh quốc tế lớn thứ 3 trên thế giới.
Năm 2006 Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc khởi xướng hoạt động "Hành trình hữu nghị Trung-Nga" đã gây tiếng vang lớn ở hai nước Trung Quốc và Nga. Đoàn phóng viên đưa tin liên hợp gồm các cơ quan truyền thông hai nước Trung-Nga như Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, Hãng I-ta-tát Nga v.v đã lái 13 chiếc xe việt dã xuất phát từ Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh và tới Mát-xcơ-va sau hơn một tháng, dọc đường đã đưa rất nhiều tin có giá trị. Bộ trưởng Ngoại giao Nga La-vơ-rốp khen ngợi cao hoạt động lần này. Ông nói:
"Hành trình hữu nghị Trung-Nga là một hoạt động chưa từng có trong lịch sử. Hơn 40 nhà báo Trung Quốc đã thăm 18 thành phố của Nga trong hơn 40 ngày. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên của "Hành trình hữu nghị Trung-Nga", đặc biệt là cảm ơn Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc-người khởi xướng và tổ chức hoạt động, bởi vì các bạn đã phụ trách công tác tổ chức chủ yếu nhất của hoạt động lần này".
Kim Lực-Trung tâm truyền hình: Hiện nay có hơn 300 kênh hoặc Đài Truyền hình trong cả nước phát các chương trình do chúng tôi cung cấp, Trung tâm Truyền hình đã trở thành cơ sở đưa tin thời sự quốc tế lớn nhất ở Trung Quốc".
Anh Từ Vệ Đông của Báo Thời sự thế giới nói: trong 15 năm qua tờ Thời sự thế giới đã trải qua giai đoạn từ ngày đầu thành lập đến trưởng thành và phát triển nhanh chóng, có đông đảo độc giả ở trong và ngoài nước trong nhiều năm qua.
Anh Phạm Kiến Bình của CRI On-lai nói: CRI On-lai đã trở thành một cửa sổ độc đáo với nội dung thông tin phong phú và cực kỳ thuận tiện cho thế giới tìm hiểu Trung Quốc.
Qúi vị và các bạn đang nghe là Chương trình đặc biệt kỷ niệm lần thứ 65 Ngày thành lập Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.
1 2 3 4 |