Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chương trình đặc biệt kỷ niệm lần thứ 65 Ngày thành lập Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc--I
   2006-12-01 17:27:56    cri

So với cụ Ky-y-ô-si Ha-ra thì bà Ngụy Lâm đã may mắn lắm rồi. Do tần số phát thanh được nâng cao, tiếng nói của bà có thể truyền đến Nam Á và Đông Nam Á một cách rất rõ, thậm chí những hôm trời đẹp có thể truyền đến châu Âu và Bắc Mỹ.

Sự biến đổi của nhu cầu phát thanh cộng thêm sự trợ lực của kỹ thuật, Đài Phát thanh quốc tế đã cất bước đi thứ 2.

Ngày 1-10-1949, Đài Phát thanh quốc tế đã phát thanh trực tiếp, thống báo với toàn thế giới rằng: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ra đời.

Sự thành công về ngoại giao của Nước Trung Hoa mới đã thúc đẩy Đài Phát thanh quốc tế không ngừng phát triển. Chương trình phát thanh bằng các thứ tiếng nước ngoài không ngừng gia tăng, làn sóng điện cũng vượt qua muôn trùng vươn tới những nơi càng xa xôi hơn, giới thiệu với thế giới sự biến đổi về các mặt chính trị, kinh tế và xã hội của Trung Quốc. 

Với niềm ao ước hướng về Tổ quốc, rất nhiều đồng bào Hoa kiều yêu nước đã về nước sinh sống và công tác. Ông Vương Thiện Trung, phát thanh viên lão thành của Ban tiếng Mi-an-ma là một trong số đó. Ông nói:

"Lúc đó tất cả đều là phát thanh trực tiếp, và chỉ có một phát thanh viên. Tôi còn nhớ lúc đó đọc một bài viết chỉ được có 10 phút chuẩn bị, thật là khóc dở, mếu dở, hơn nữa còn yêu cầu không được đọc lắp, đọc lại, bởi vậy trước khi vào phòng thu chúng tôi hầu như đều phải đọc thuộc lòng các bài viết".

Mặc dù Đài Phát thanh quốc tế lúc đó thiếu cán bộ trầm trọng, điều kiện kỹ thuật lại lạc hậu, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đều cảm thấy vui mừng không xiết. Hoàn cảnh gian nan, sức sống ngoan cường là biểu tượng của sự nghiệp phát thanh đối ngoại Trung Quốc trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước.

Đến năm 1965, các tiêu chí như thứ tiếng, thời lượng v.v của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đều đứng ở hàng đầu thế giới, một số Đài phát sóng công suất lớn lần lượt được đưa vào hoạt động. Đến giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, chương trình phát thanh của Đài Quốc tế đã lên tới 43 thứ tiếng, trở thành nhịp cầu quan trọng kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài.

Tiếng Nhật : chúng tôi là ngôn ngữ phát thanh sớm nhất của Đài quốc tế, chúng tôi đã chứng kiến mỗi bước đi của Đài quốc tế".

Tiếng Xin-ha-li: Ở Xri-lan-ca chúng tôi đã có hơn 700 câu lạc bộ thính giả với hơn 300 nghìn bạn nghe Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc".

Tiếng Tây Ban Nha: Chương trình phát thanh của chúng tôi có nội dung phong phú, nào là Ống kính kinh tế, Đại Quan Viên Văn hóa, Đi khắp Trung Quốc, Tâm sự với bạn nghe đài v.v".

Tiếng Anh : Hệ phát thanh Hoàn Cầu phủ sóng toàn cầu 24/24".

Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc cũng đã đi lên con đơờng mở cửa và phát triển, sự ảnh hưởng cũng ngày càng rộng lớn. Tạp chí "Thu nghe" của Đức đã gọi chương trình phát thanh tiếng Đức của Đài chúng tôi là "Luồng gió mát rượi đến từ Trung Quốc xa xôi" và cho rằng "Đây là Đài phát thanh được mọi người yêu mến". Hiệp hội Câu lạc bộ Vô tuyến Bắc Mỹ đã bình chọn Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc là "Đài phát thanh lớn nhất trên thế giới".

1  2  3  4