NAM DƯƠNG: Vòng đầu tiên là chúng ta hỏi trước, lần này xin nhường quyền cho các bạn lưu học sinh Việt Nam.
MẪN LINH: Vâng.
"Đã nói đến ăn Tết thì có lẽ nói đến văn hóa, vì vậy tôi muốn tìm hiểu văn hóa Tết của Trung Quốc."
"Mình muốn tìm hiểu về ăn uống, bởi vì mình rất thích ăn, còn các bạn Trung Quốc ăn Tết như thế nào? Có điểm gì khác và giống với người Việt Nam?"
MẪN LINH: Chao ôi, nhiều câu hỏi thế kia à? Vậy Mẫn Linh xin "cử" Nam Dương trả lời câu hỏi của các bạn.
NAM DƯƠNG: Không được đâu, Mẫn Linh, chúng ta là đồng đội mà, nên cùng nhau hợp tác trả lời cho hay chứ.
MẪN LINH: Vâng, cũng được, vậy xin mời Nam Dương trả lời trước.
NAM DƯƠNG: Nói đến văn hóa Tết của Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì khác, Nam Dương trước tiên xin nói về ẩm thực. Tết Việt Nam là không thể thiếu các món ăn đặc trưng như bánh chưng, giò, chả và nem, nhưng ở Trung Quốc, chỉ có một số nơi ở miền Nam có tập tục ăn bánh chưng vào dịp Tết, còn giò, chả và nem thì không có, vậy người Trung Quốc ăn gì vào dịp Tết? Nam Dương là người Bắc Kinh, xin lấy Bắc Kinh làm ví dụ, món ăn đặc sắc nhất là, vào 12 giờ đêm giao thừa, cả gia đình phải cùng ăn sủi cảo, mượn ý "canh tuế giao tử", tức chuyển sang năm mới, đón chào bình minh, còn các đồ ăn khác đại khái giống với Việt Nam, kẹo này, bánh ngọt này, thịt gà, thịt vịt, cá v.v. đều chuẩn bị theo tập quán của mỗi gia đình.
MẪN LINH: Vâng, còn ở quê hương của Mẫn Linh—tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc, người dân còn có tập tục làm "bánh xèo", hình của bánh xèo giống với sủi cảo, nhưng sủi cảo gói nhân mặn, còn bánh xèo có nhân ngọt, sủi cảo luộc chín để ăn, bánh xèo thì phải chiên dầu.
NAM DƯƠNG: Vâng, nghe Mẫn Linh giới thiệu như vậy, Nam Dương cũng học được rất nhiều.
MẪN LINH: Vâng. Vừa rồi Nam Dương đã giới thiệu sự khác biệt về ẩm thực giữa văn hóa ăn Tết Trung Quốc và Việt Nam, bây giờ Mẫn Linh xin giới thiệu tiếp về sự vui chơi giải trí. Mẫn Linh xin lấy quê mình—tỉnh Quảng Đông làm ví dụ, ở miền nam Trung Quốc có chợ Hoa, chợ Hoa ở miền Nam Trung Quốc được tổ chức trước Tết, kết thúc vào 30 Tết để tiện cho người dân mua sắm chậu hoa cây cảnh trưng bày trong nhà. Người Quảng Đông thích đặt một chậu quýt trong nhà vào dịp Tết, phát âm của chữ "quýt" trong tiếng Trung giống với chữ "cát", hàm ý cát tường, tốt lành. Còn ở Việt Nam, chợ hoa cũng được mở trong dịp Tết. Có điều thú vị là hoa ở Việt Nam được chở bán bằng xe máy, xe đạp, trông như rừng hoa di động vậy. Ngoài ra, người dân miền Nam Trung Quốc trong các ngày Tết còn có thể xem hoạt động múa sư tử múa lân, chiêng trống rộn ràng, hết sức náo nhiệt.
NAM DƯƠNG: Còn ở Bắc Kinh, hoạt động vui chơi đặc sắc nhất phải kể đến hội chùa mà trên đây từng đề cập tới, địa điểm tổ chức hội chùa hiện nay không chỉ giới hạn ở các đền chùa, chẳng hạn như hội chùa Xưởng Điện được tổ chức dọc đường Lưu Ly Xưởng từ mồng 1 Tết đến 15 Tết. Tại hội chùa có đủ mọi thứ, nào là các món ăn đặc sắc Bắc Kinh, nào là đồ thủ công mỹ nghệ và đồ chơi, bất kể già trẻ trai gái đều thích đi hội chùa trong dịp Tết.
1 2 3 4 5 6 7 |