Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-29 15:27:09    
Học sinh hoàn thành bài tập có nên phát tiền thưởng hay không ?

cri

Những người tán thành thì cho rằng giáo dục có thưởng có phạt có gì là sai.

Ông Chu Cẩm Thiên cho rằng, trong phương pháp giáo dục truyền thống của TQ, từ trước đến nay đề giáo dục học sinh có một khái niệm là không nên coi trọng đồng tiền, cho rằng, chủ quan mở rộng sự ảnh hưởng không tốt của đồng tiền, thường thường đã lãng quên việc bồi dưỡng các em cách kiếm tiền và tiêu pha như thế nào cho hợp lý. Đây chính là sự khiếm khuyết trong thể chế giáo dục.

Làm thế nào giải quyết tốt vấn đề này ? Đồng tiền rứt khoát không phải là cội nguồn của tội lỗi, quan trọng là ở chỗ chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào. Làm thế nào đưa quan niệm kiếm tiền và tiêu pha một cách chính xác vào quá trình giáo dục, đã trở thành nhu cầu tất yếu thích ứng với sự cạnh tranh của xã hội.

Những người chấp nhận cách làm này thì cho rằng không nên rằng thưởng tiền là không tốt.

Có một phụ huynh viết thư cho phóng viên nói: Ngân hàng của lớp không những khiến cho học sinh biết được về khái niệm của đồng tiền, ngoài ra không có ý nghĩa gì mới. Bây giờ chúng ta những người đã trưởng thành nên nghĩ lại khi chúng ta còn nhỏ, ai mà chẳng từng bị trừ điểm, ai cũng từng được thưởng hoa hồng ? gọi một cách cho hợp thời đại là quản lý trách nhiệm một cách có hiệu quả và kiểm tra chất lượn. Trường tiểu học này chẳng qua là đưa cách tính điểm đơn giản thành tính tiền, về bản chất không có gì khác biệt với tặng hoa hồng.

Có một số người có tranh luận đối với cách quản lý này là vì khái niệm truyền thống của người TQ đối với đồng tiền còn chưa thay đổi. TQ có lịch sử lâu đời và nền văn hóa sán lạn, những người có văn hóa thường không coi trọng đồng tiền, không sống vì tiền, để tỏ ra mình là người cao thượng chứ không phải là con người phàm tục.

Người phụ huynh này nói tiếp, trong trường của tôi, các phụ huynh cũng như vậy, tưởng rằng như vậy là có thể tạo cho các em thiếu niên nhi đồng một môi trường trong sạch, nhưng đã khiến cho một số thanh niên của thời đại mới ra khỏi trường khi mới đi vào xã hội với sự ngỡ ngàng và gặp biết bao trắc trở. Cách làm của trường này, chính là bước đầu soay chuyển hiện tượng xã hội này, để cho các em từ nhỏ đã gây dựng khái niện về tiền bạc một cách chính xác, học tập được kiến thức cơ bản về tiêu pha, như vậy có lợi nhiều hơn là hại.

Có những người không quan tâm đến vấn đề này thì cho rằng, cách giáo dục thí điểm không nên phổn biến rộng.

Có một phụ huynh cho rằng, đây là một cách giáo dục mới mẻ, đối với một việc làm mới, không nên đưa ra kết luận quá sớm.

Nhìn từ điểm xuất phát của nhà trường, thì mục đích là để bồi dưỡng năng lực tự chủ và sinh họat tập thể của học sinh, Thế nhưng, bất cứ việc gì cũng có hai mặt thậm chí nhiều mặt. Nhìn từ bề ngoài, quá trình tiêu pha khoản thu nhập này có thể nâng cao năng lực tiếp xúc với xã hội của các em, nhưng nói một cách sâu xa, thì các em học sinh không hiểu sâu được về tiền của, sự hướng dẫn này, chẳng qua phần lớn chỉ là nội dung cơ bản của tiền của, thậm chí ngay việc làm thế nào để có được tiền của cũng hkông hiểu, hiệu quả giáo dục như vậy, thì liệu có đạt được hiệu quả nhà nhà trường dự định hay không ?

Phụ huynh này cho rằng, nhà trường hiểu về mặt tiền của còn chưa được chín muồi. Thế giới là đa nguyên hóa, cách làm ra tiền của cũng rất đa dạng, mô thức giáo dục này, chưa chắc đã đạt được hiệu quả nâng cao năng lực trong xã hội.

Vì vậy, phụ huynh này cho rằng, rốt cuộc cách giáo dục mà có một số người cho rằng là "có hiệu quả" nhiều nhất thì cũng chỉ trở thành cách "giáo dục có đặc sắc", chứ không nên phổ cập.


1  2