Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-21 10:24:37    
Tết Ban Kim của Dân Tộc Mãn

cri

"Văn Hoá dân tộc Mãn cần phải kế thừa và phát triển. Trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Mãn có ngôn ngữa, văn tự riêng của mình, đây là điều đáng quý. Trong trang phục dân tộc Mãn, áo dài rất điển hình. Trong cuộc sống hiện đại, chúng tôi phải giữ gìn áo dài, kế thừa và phát triển kiểu dáng lẫn mằu sắc, khiến nó có thể hoà nhập vào cuộc sống hàng ngày."

Do sinh sống lâu dài với dân tộc Hán, hiện nay tuyệt đại đa số người Mãn đã không biết nói tiếng Mãn mà dùng tiếng Hán và chữ Hán. Trong tập quán sinh hoạt, họ chẳng khác gì với người Hán, bởi vậy rất nhiều phong tục tập quán dân tộc dần dần bị lãng quên, cho nên rất nhiều văn hoá dân tộc ưu tú cần được bảo vệ và chỉnh lý. Bạn đến từ thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc phía Nam Bắc Kinh Y-ơ-gen-giác-la Triều Vĩ nói:

"Từ nhỏ tôi rất thích môn lịch sử, thông qua môn sử, tôi hiểu biết nhiều hơn về văn hoá dân tộc mình."

Y-ơ-gen-giác-la Triều Vĩ mặc một bộ trang phục dân tộc do mẹ anh tự tay may cho. Anh nói, cứ đến tết dân tộc, anh đều mặc bộ quần áo này. Thấy mọi người với ánh mắt ngưỡng mộ, anh rất kiêu hãnh.

Mo-gen-giác-la Vĩnh Ninh là một cô gái dân tộc Mãn ở Bắc Kinh, cũng là một người say mê lịch sử và văn hoá dân tộc Mãn. Chị nói, chị rất thích hình thức gặp gỡ như thế này, gặp gỡ lần này đã tạo một cơ hội giao lưu học hỏi.

"Cuộc gặp gỡ này rất tốt, mọi người có thể giao lưu học hỏi với nhau, bất cứ là dân tộc Mãn, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hán, đều có thể giao lưu học hỏi. Về sau tôi sẽ nghiên cứu nhiều hơn với những người gốc Bắc Kinh và người Mãn, bởi vì họ đều liên quan mật thiết với văn hoá dân tộc Mãn."

Những người tham gia buổi gặp gỡ này đều quen nhau qua mạng, nhiều người trước kia chưa từng gặp nhau, nhưng sau khi gặp, mọi người có cảm giác như bạn bè cũ và rất thân thiết. Goa-gia Dịch-huệ đến từ Thiên Tân thành phố biển miền Bắc Trung Quốc nói:

"Đến đây tôi có một cảm giác như là về nhà. Tuy ở đây không quen ai, nhưng mọi người cùng chung một dân tộc, không khí đầm ấm này đã khiến tôi cảm thấy như anh em trong một nhà."

Đến tham dự buổi gặp gỡ lần này còn có một số chuyên gia học giả dân tộc Mãn và con cháu hoàng tộc nhà Thanh. Bà Ái-tân-giác-la Kim Thích là con cháu hoàng tộc nhà Thanh, cụ thân sinh của bà là nhà Mãn học nổi tiếng của Trung Quốc, bà là giáo sư đại học:

"Tôi rất vui mừng nghe thấy những thanh niên bây giờ cố gắng tự phát học tiếng Mãn, tôi mong rằng chúng tôi có thể cùng nhau tôn vinh văn hoá dân tộc, vì văn hoá và truyền thống dân tộc phải có người kế thừa."


1  2