Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-21 10:24:37    
Tết Ban Kim của Dân Tộc Mãn

cri

Nghe Online

Dân tộc Mãn là dân tộc có số dân lớn thứ 3 của Trung Quốc sau dân tộc Hán và dân tộc Choang. Tết Ban Kim là ngày tết đặc biệt của dân tộc Mãn.

Hàng năm, cứ đến trung tuần tháng 11, dân tộc Mãn đều tổ chức hoạt động chúc mừng tết Ban Kim, ngày tết đặc biệt của dân tộc mình. Trước và sau tết, dân tộc Mãn ở các nơi đều tổ chức các hoạt động chúc mừng như: gặp gỡ, triển lãm, biểu diễn văn nghệ v.v. Mấy hôm trước, tại thủ đô Bắc Kinh Trung quốc, một số người dân tộc Mãn thông qua mạng In-tơ-nét tổ chức một cuộc gặp gỡ đặc biệt, mời các bạn dân tộc Mãn cùng nhau chúc mừng tết Ban-kim. Sau đây mời các bạn thính giả cùng Hải Vân đi dự buổi gặp gỡ khá đặc biệt này.

Cuộc gặp gỡ này do trang wéb "Người Mãn Cát tường" tổ chức, thời gian gặp gỡ trước tết một ngày, điểm gặp tại quảng trường Thiên An Môn, trung tâm thành phố Bắc Kinh. Hôm gặp gỡ tại quảng trường Thiên An Môn với dòng người chen chúc như nêm, một số người mặc áo dài, áo khoắc cụt tay đã thu hút sự chú ý của mọi người. Họ tức là những người Mãn đến tham gia buổi gặp gỡ mừng tết Kim Ban. Áo dài, áo khoác cụt tay họ mặc là trang phục truyền thống của dân tộc Mãn. Bình thường, ít người còn mặc như thế, cho nên, đã gây lên chú ý của mọi người.

Tết Kim Ban là ngày tết độc đáo của dân tộc Mãn, lai lịch của nó liên quan đến tên gọi của dân tộc Mãn. Thúc Đào, một trong những bạn tham gia buổi gặp gỡ này nói:

"Dân tộc Mãn là dân tộc duy nhất hình thành bằng lệnh hành chính. Ngày 13 tháng 10 âm lịch năm 1635, vua nhà Thanh lúc bấy giờ ban chiếu đổi tên dân tộc "Nữ Trinh" thành dân tộc Mãn Châu. Bắt đầu từ đó có dân tộc Mãn"

Từ đó, dân tộc Mãn lấy ngày đổi tên làm tết Ban Kim. "Ban Kim" trong tiếng Mãn có nghiã là "thịnh vượng", có hàm ý "dân tộc thịnh vượng, nhà nước phồn vinh". Hiện nay tại Trung Quốc, dân tộc Mãn có số dân hơn 10 triệu, là dân tộc với số dân lớn thứ 3 của Trung Quốc sau dân tộc Hán, dân tộc Choang.

Dân tộc Mãn đã từng xây dựng một vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, đó là nhà Thanh. Trong hơn 200 năm thống trị Trung Quốc, dân tộc Mãn đã có nhiều sáng tạo độc đáo trong các mặt kiến trúc, văn học, hội hoạ, trang phục, ngôn ngữ v.v, đã để lại di sản văn hoá phong phú cho thế hệ sau. Những người đến tham gia buổi gặp gỡ đều là những thanh niên yêu thích văn hoá Mãn, họ đã quyết định chủ đề gặp gỡ lần này là bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc Mãn. Lưu Phi, giám đốc trang wéb, cũng là người phát động buổi gặp gỡ nói về văn hoá dân tộc Mãn:

1  2