Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-18 15:16:48    
Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 7 tổ chức tại Phật Sơn Trung Quốc

cri

Nghe Online

Từ ngày 11 đến ngày 17, Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 7 tổ chức tại thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc, hơn 500 nghệ sĩ đến từ 21 nước đã tham gia các hoạt động biểu diễn sân khấu và lưu diễn trên đường phố v.v.

Quý vị và các bạn đang nghe là tiết mục mang tên "Đa-man" do nghệ sĩ Pa-ki-xtan trình diễn, "Đa-man" có nghĩa là ca múa thành kính, là một loại hình nghệ thuật dân gian vừa nói vừa hát.

Dạ hội trong lễ khai mạc Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 7 mang tên "Bầu trời của châu Á", 21 đoàn thể nghệ thuật của các nước châu Á đã biểu diễn 26 tiết mục ca múa, diễn tấu nhạc cụ. Trong dạ hội, các kiến trúc tiêu biểu của châu Á như Ăng-co Vát Cam-pu-chia, Lăng Tai Ma-hát Ấn Độ, chùa chiền Thái Lan, cung điện Trung Quốc, thành luỹ cổ A-rập v.v lần lượt được thể hiện trên sân khấu. Các tiết mục "Chim công" của Cam-pu-chia, "Bươm bướm" của Trung Quôc, "Múa rối" của Thái Lan, "Thổ dân" của In-đô-nê-xi-a, tay trống của Nhật, nghệ sĩ múa Bru-nây đã thể hiện văn hóa châu Á phong phú đa dạng trước khán giả.

Liên hoan Nghệ thuật châu Á do Bộ Văn hóa Trung Quốc sáng lập vào năm 1998, là ngày hội giao lưu văn hóa trong khu vực mỗi năm tổ chức một lần, cung cấp sân khấu cho nghệ sĩ các nước châu Á thể hiện đầy đủ đặc sắc và sức cuốn hút của nghệ thuật châu Á. Chủ đề của Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần này là "Lấy văn hóa là tiêu điểm, cùng kiến tạo huy hoàng".

Ngoài văn hóa nghệ thuật với nội dung phong phú, hình thức đa dạng của các nước châu Á ra, những tiết mục ưu tú của các địa phương Trung Quốc cũng hội tụ về Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần này. Côn Khúc—một loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể", cũng như Kinh kịch, kịch Chiết Giang, kịch Tứ Xuyên và kịch Quảng Đông đều tham gia biểu diễn, thể hiện nghệ thuật Trung Hoa trước các vị khách nước ngoài. Bà Ha-ni-a Ha-san, trưởng Đoàn đại biểu Nghệ thuật Ma-lai-xi-a cho rằng Liên hoan Nghệ thuật châu Á là một sân khấu rất tốt. Bà nói:

"Trung Quốc và Ma-lai-xi-a có hiệp định giao lưu văn hóa. Chúng tôi từng đón tiếp rất nhiều đoàn nghệ thuật Trung Quốc tham gia Liên hoan nghệ thuật Ma-lai-xi-a. Hoạt động giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ma-lai-xi-a không chỉ hạn chế ở hình thức biểu diễn, điều này có lợi cho việc tăng cường liên hệ văn hóa với nước ngoài. Liên hoan nghệ thuật là một sân khấu rất tốt, tất cả đoàn đại biểu đều có thể giao lưu tài nghệ."

Thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông, nơi tổ chức Liên hoan nghệ thuật lần này là một trong những khu vực có kinh tế phát triển nhất ở Trung Quốc, cũng là một trong những khu vực cội nguồn của văn hóa Lĩnh Nam Trung Quốc. Thế kỷ 16, Phật Sơn cùng thị trấn Chu Tiên, thị trấn Hán Khẩu và thị trấn Cảnh Đức được gọi là Tứ Đại Minh Trấn, nổi tiếng với nghệ thuật làm gốm sứ và tranh tết.

1  2