Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-09 18:07:22    
Biểu tượng thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 là kết tinh trí tuệ tập thể

cri
"Biểu tượng thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 là kết tinh trí tuệ tập thể, đã tập trung ý kiến, tâm huyết, trí tuệ của rất nhiều chuyên gia, học giả". Vừa qua, Phó chủ tịch điều hành Ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh Tưởng Hiệu Ngu đã đánh giá như vậy đối với quá trình trưng tập, bình chọn biểu tượng thế vận hội Bắc Kinh.

Ông Tưởng Hiệu Ngu nói, công tác trưng tập, bình chọn biểu tượng thế vận hội Bắc Kinh đã nghiêm chỉnh tuân theo quy định hữu quan của Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế, tuân theo tình hình trong nước và pháp luật pháp quy hữu quan Trung Quốc, đồng thời đã học hỏi kinh nghiệm thành công trưng tập bình chọn biểu tượng của các thế vận hội trước đây.

Công tác trưng tập chính thức bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 2004, ngày 1 tháng 12 cùng năm kết thúc trưng tập. Trong thời gian này, Ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh cả thảy nhận được 662 tác phẩm của các cơ quan thiết kế và nhà thiết kế nổi tiếng trong và ngoài nước gửi đến, trong đó có 611 tác phẩm của đại lục Trung Quốc, chiếm 92,3% tổng số tác phẩm; 12 tác phẩm của Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan, chiếm 1,8 %, 39 tác phẩm nước ngoài, chiếm 5,9%.

Sau khi kết thúc trưng tập, Ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh đã mời 24 chuyên gia học giả có thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật trong và ngoài nước, thành lập Ban bình chọn nghệ thuật biểu tượng. Ban này đã bình chọn nghệ thuật đối với 662 tác phẩm, từ đó rút ra 56 tác phẩm, công tác này đã hoàn thành ngày 15 tháng 12 năm ngoái. Sau đó, Ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh lại mời 10 nhà nghệ thuật nổi tiếng thành lập Ban bình chọn tiến cử, chọn ra 6 tác phẩm từ trong 56 tác phẩm để làm tác phẩm sửa đổi thêm, đồng thời đã nêu ra ý kiến cụ thể cho hướng sửa đổi mỗi tác phẩm.

1  2