Sau khi tham quan Viện bảo tàng Nam Thông, Bà Ali-san-đra Cu-min, Chủ tịch Hiệp hội viện bảo tàng quốc tế hết lời khen ngợi Viện bảo tàng Nam Thông là tiền thân của viện bảo tàng sinh thái và nhà thực nghiệm viện bảo tàng. Bà Ali-san-đra Cu-min nói:
"Viện bảo tàng Nam Thông thành lập vào đầu thế kỷ 20, đã cung cấp một hình thức đặc biệt. Vì ở phương tây, trong 30 năm gần đây mới có quan niệm viện bảo tàng coi trọng cả nghiên cứu khoa học lẫn lưu trữ, cho nên lịch sử của Viện bảo tàng Nam Thông có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với việc xây dựng viện bảo tàng ở các khu vực khác trên thế giới."
Sau khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, chính phủ Trung Quốc xác định địa vị thành lập đầu tiên của Viện bảo tàng Nam Thông trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Là một văn vật quan trọng, Viện bảo tàng Nam Thông được tu sửa, đồ lưu trữ được tăng thêm.
Sự phát triển của Viện bảo tàng Nam Thông đã thể hiện sự nghiệp viện bảo tàng Trung Quốc phát triển thịnh vượng hiện nay. Mấy năm nay, chính phủ Trung Quốc tăng cường xây dựng văn hóa, nêu ra con người và xã hội phải phát triển hài hoà. Sự nghiệp xây dựng viện bảo tàng ở toàn quốc xuất hiện cục diện mới. Ở Bắc Kinh, Viện bảo tàng quốc gia đang được xây mở rộng, sau khi khánh thành quy mô sẽ gấp đôi; ở Thượng Hải, Tây An, Trịnh Châu và các thành phố lớn khác, viện bảo tàng hiện đại mới đã trở thành cảnh quan văn hóa mà thành phố lấy làm tự hào. Ở thành phố Nam Thông lần lượt thành lập 23 viện bảo tàng hiện đại với trình độ chuyên môn khá cao như Viện bảo tàng dệt may, Viện bảo tàng kiến trúc, Viện bảo tàng vải in hoa nhuộm chàm, Viện bảo tàng bàn tính, Viện bảo tàng thành phố v.v., đổ đồng cứ 50 nghìn người dân thành phố thì có một viện bảo tàng. Ông Thiền Tế Tường, cục trưởng Cục văn vật nhà nước Trung Quốc cảm thấy hết sức vui mừng trước tình hình nói trên. Ông nói:
"Một trăm năm qua, sự nghiệp viện bảo tàng Trung Quốc đã thu được bước phát triển to lớn, hiện nay Trung Quốc có hơn 2300 viện bảo tàng với 20 triệu cổ vật lưu trữ, hằng năm có 150 triệu người đến tham quan. Nhìn về quá khứ, Trương Khiên thành lập viện bảo tàng đầu tiên ở Trung Quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, trong tình hình hiện nay, điều này vẫn có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa hiện đại."
1 2 3
|