Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-04 15:32:22    
Sự nghiệp viện bảo tàng Trung Quốc phát triển trăm năm, thu được thành quả nổi bật

cri

Nghe Online

Thành phố Nam Thông, một thành phố nhỏ ở miền nam Trung Quốc, cách thành phố Thượng Hải chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ xe. Gần đây, giám đốc của hơn 130 viện bảo tàng Trung Quốc và nước ngoài hội tụ về thành phố Nam Thông, chào mừng một viện bảo tàng địa phương thành lập tròn 100 năm. Chủ tịch Hiệp hội viện bảo tàng quốc tế nhận lời mời từ trụ sở Tổ chức U-nét-xcô tại Pa-ri Pháp đến Trung Quốc tham gia buổi chào mừng long trọng này.

Năm 1905 là một năm đáng kỷ niệm trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Hồi đó, đất nước Trung Hoa rộng lớn vẫn đang dưới sự thống trị của triều đình nhà Thanh phong kiến. Từ khi cuộc chiến tranh thuốc phiện bùng nổ năm 1840, chịu sự cưỡng bức vũ lực của các đế quốc phương tây, triều đình nhà Thanh buộc phải ký nhiều hiệp ước không bình đẳng, từ đó Trung Quốc trở thành một quốc gia nửa phong kiến nửa thuộc địa. Trong thời kỳ này, ở thành phố Nam Thông, ông Trương Khiên, một nhà doanh nghiệp bắt đầu thực nghiệm chủ trương "Phát triển sự nghiệp giáo dục để cứu nước", năm 1905, ông Trương Khiên xây dựng thành lập Viện bảo tàng Nam Thông, đây là viện bảo tàng mang tính hiện đại đầu tiên ở Trung Quốc.

Bà Vương Đống Vân là giám đốc đương nhiệm của Viện bảo tàng Nam Thông. Bà nói, Viện bảo tàng Nam Thông không phải là một viện bảo tàng bình thường, thậm chí xét từ thời điểm bây giờ, quan niệm xây dựng của nó vẫn là hiện đại. Bà nói:

"Ban đầu, ở Viện bảo tàng Nam Thông có ba nhà triển lãm lần lượt ở giữa, phía nam và phía bắc, trưng bày lịch sử, mỹ thuật, tiêu bản thực vật và động vật v.v. Cách sắp đặt đồ trưng bày là kết hợp trưng bày trong nhà và ngoài trời, có đồ trưng bày trong nhà, cũng có thực vật và động vật sống ở ngoài trời. Quan niệm xây dựng viện bảo tàng là bổ xung cho giáo dục ở nhà trường, phổ biến kiến thức khoa học, đồng thời cũng là nơi để mọi người thư giãn, vui chơi giải trí và trau dồi tâm tư tình cảm."

Viện bảo tàng ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, nhưng viện bảo tàng cận đại và trường học kiểu mới đều sản sinh trong quá trình xã hội Trung Quốc từng bước đi lên hiện đại hóa. Năm 1682, Viện bảo tàng Nghệ thuật và Khảo cổ của trường Đại học Ô-xphớt Anh mở cửa với dân chúng, đó là viện bảo tàng mang tính hiện đại đầu tiên trên thế giới. Giữa thế kỷ 19, quan niệm viện bảo tàng phương tây bắt đầu được giới thiệu vào Trung Quốc, những trí thức tiên tiến dần dần nhận thức được chức năng lưu trữ văn hóa và truyền bá kiến thức khoa học của viện bảo tàng, do vậy, xây dựng viện bảo tàng trở thành một biện pháp quan trọng để "mở mang dân trí" được các trí thức tiên tiến Trung Quốc cuối thế kỷ 19 đề xướng.

1  2  3